Kiến nghị mua bán bất động sản phải thông qua sàn giao dịch

VOV.VN - Chiều nay (14/2), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Góp ý vào dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), luật sư Lê Hồng Nguyên – Trưởng cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại TP.HCM cho rằng: Về vấn đề chuyển nhượng dự án, khi nhà đầu tư ban đầu không đủ năng lực về tài chính để tiếp tục thực hiện thì nên tạo điều kiện cho chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án, với điều kiện nhà đầu tư sau phải đảm bảo về mặt tài chính. Một số hình thức đảm bảo là ký quỹ, hoặc kiểm soát qua các đòn bẩy kinh tế khác. Việc này có thể giúp giải tỏa các dự án đang vướng mắc hiện nay.

Một vấn đề khác được luật sư Nguyên đặt ra là việc giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch. Theo luật sư Nguyên, việc mua bán không thông qua sàn giao dịch bất động sản như hiện nay đang tạo ra hệ lụy lớn mà chưa kiểm soát được. Thời gian qua, cơ quan thuế đã dừng rất nhiều hồ sơ, không cho đăng bộ để ngăn chặn tình trạng khai gian giá trị mua bán. Nguyên nhân là không minh bạch về thị trường, người dân mua đi bán lại không có sự kiểm soát về giá và dòng tiền. Do đó, cần bổ sung vào luật đối với trường hợp cá nhân khi giao dịch bất động sản nếu không cùng huyết thống thì bắt buộc thông qua sàn.

Về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), ông Trần Việt Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM đặt vấn đề: Điều 92 có quy định UBND cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất thương mại, dịch vụ trong khu công nghiệp để làm nhà lưu trú công nhân. Tuy nhiên, chưa có hướng xử lý đối với các khu công nghiệp đã xây dựng trước đó. Hiện TP.HCM có 41 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong đó tỷ lệ các khu công nghiệp "có tuổi" gần 40 năm cũng rất nhiều.

Ngoài ra, đối với Điều 97 về xác định giá nhà lưu trú công nhân, ông Việt Anh đặt vấn đề nếu giá nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cao hơn bên ngoài thì phải xây dựng chính sách để đảm bảo về giá. Cụ thể, giá luôn luôn phải bằng hoặc thấp hơn, cũng có thể là được trợ giá để người lao động có thể thuê nhà ở. Điều 94 về tiêu chuẩn thiết kế nhà lưu trú công nhân cũng cần phải chi tiết, bao nhiêu m2/người, đối tượng lưu trú có được mở rộng đến đời con, cháu của công nhân nếu thế hệ sau tiếp tục làm việc tại nhà máy, khu công nghiệp đó...

Ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng: Tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) thị Bộ Xây dựng chỉ mới giải thích các khái niệm của các loại hình nhà ở như nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội…Nhưng thực tế, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại hình như officetel, condotel, shop house mà trong hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành xây dựng không có khái niệm về các loại hình này.

Ông Khiết kiến nghị bổ sung định nghĩa, khái niệm của các loại hình chưa được quy định trong pháp luật: "Quan trọng nhất đối với ngành kỹ thuật là phải có cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó mới đưa vào trong các pháp luật để áp dụng. Chứ nếu đưa ra các loại hình này mà không có tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật kèm theo thì không có cách nào xử lý được"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấp tập gỡ khó, kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản?
Cấp tập gỡ khó, kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản?

VOV.VN - Liệu có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản với các động thái gỡ khó ngay từ đầu năm? Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cùng bàn luận câu chuyện này.

Cấp tập gỡ khó, kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản?

Cấp tập gỡ khó, kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản?

VOV.VN - Liệu có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản với các động thái gỡ khó ngay từ đầu năm? Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cùng bàn luận câu chuyện này.

NHNN không “siết chặt” tín dụng với bất động sản
NHNN không “siết chặt” tín dụng với bất động sản

VOV.VN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định: NHNN chưa có văn bản và phát ngôn nào “siết chặt” tín dụng bất động sản, mà chỉ kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có tính chất rủi ro, đầu cơ…

NHNN không “siết chặt” tín dụng với bất động sản

NHNN không “siết chặt” tín dụng với bất động sản

VOV.VN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định: NHNN chưa có văn bản và phát ngôn nào “siết chặt” tín dụng bất động sản, mà chỉ kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có tính chất rủi ro, đầu cơ…

Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản
Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản

VOV.VN - Thị trường bất động sản Trung Quốc đã "sa lầy" trong nợ nần trong vài năm qua. Những tai ương của thị trường bất động sản nước này được cho là vẫn còn hiện hữu, song Bắc Kinh khẳng định không có khủng hoảng.

Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản

Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản

VOV.VN - Thị trường bất động sản Trung Quốc đã "sa lầy" trong nợ nần trong vài năm qua. Những tai ương của thị trường bất động sản nước này được cho là vẫn còn hiện hữu, song Bắc Kinh khẳng định không có khủng hoảng.