Kinh tế toàn cầu vẫn mong manh

(VOV) - Các “đám mây” đang bao trùm các triển vọng về sự quay trở lại một giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 4 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, nền kinh tế toàn cầu vẫn mong manh với sự tăng trưởng của các nền kinh tế có mức thu nhập cao còn yếu.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị các nước đang phát triển không nên chờ đợi các nước giàu hồi phục mà phải thực thi các biện pháp của riêng mình để đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu do Ngân hàng Thế giới vừa công bố nêu rõ, các nước đang phát triển, nơi tăng trưởng kinh tế thấp hơn từ 1% - 2% so với giai đoạn trước khủng hoảng, đã bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém của các nước có mức thu nhập cao. Để lấy lại đà tăng trưởng trước khủng hoảng, các nước đang phát triển cần tập trung vào các chính sách nội địa để nâng cao năng suất hơn là kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Phát biểu tại buổi công bố báo cáo, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim thừa nhận, sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và không chắc chắn. Các “đám mây” đang bao trùm các triển vọng về sự quay trở lại một giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, trong đó ở cả các nước thu nhập cao và các quốc gia đang phát triển.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Thế giới, đến nay, các nước đang phát triển vẫn có khả năng chống đỡ ấn tượng trước sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tình trạng mùa màng thất bát có thể lại gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực ở các nước đang phát triển mà người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

“Chúng ta không thể chờ đợi sự tăng trưởng trở lại ở các nước có thu nhập cao. Chúng tôi thực sự cần các nước đang phát triển tạo lập nền tảng cho sự tăng trưởng trong giai đoạn trung và dài hạn. Do vậy, Ngân hàng Thế giới phải tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục. Điều đó sẽ tạo cơ sở cho sự tăng trưởng mạnh hơn mà chúng tôi tin rằng các nước đang phát triển có thể đạt được trong tương lai” - Ông Gim Châng Kim nhấn mạnh.

Nhà kinh tế cao cấp Allen Dennis của Ngân hàng Thế giới và là một trong những người tham gia soạn thảo báo cáo lần này cho biết, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 vẫn ở mức khoảng 2,3% và đây là mức tăng trưởng khá thấp so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình của giai đoạn trước khủng hoảng.

Ngân hàng Thế giới không kỳ vọng đạt được sự tăng trưởng cao trong năm nay và dự báo chỉ đạt mức khoảng 2,4%. Theo ông Dennis, nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn cả tăng trưởng không ổn định và thấp, một phần là do những thách thức kinh tế mà một số nước có thu nhập cao đang phải đương đầu.

Các quyết định kinh tế được đưa ra tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể dễ dàng tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Ông Dennis cảnh báo, các cuộc tranh cãi và đàm phán tiếp diễn về nợ và cắt giảm chi tiêu công của hai khu vực này có thể gây ra một đợt suy thoái kinh tế khác.

“Trở ngại lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu thực sự đang đến từ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Khu vực này cần phải tiến hành những điều chỉnh quan trọng và cần thiết về mặt tài chính” - Ông Dennis cho hay.

Ông Dennis cũng nói rằng, cuộc tranh luận nảy lửa về việc có nâng trần nợ của Mỹ hay không đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại nước này và các nước đang phát triển. Mức trần nợ sẽ phải được nâng lên trong thời gian sớm nhất để Chính phủ Mỹ có thể thanh toán các hóa đơn của mình. Nếu không, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ và có thể phải chịu tổn thất lớn về mức độ tín nhiệm tín dụng và tài chính.

Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, những rủi ro chính gây suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm 2013 và những năm tiếp theo bao gồm mất sự tiếp cận các thị trường vốn của các nước dễ bị tổn thương trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu; không đạt được thỏa thuận về chính sách tài chính và trần nợ tại Mỹ; và các cú sốc về giá hàng hóa tiêu dùng.

Trừ phi chính phủ các nước thực hiện đồng bộ và triệt để các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế toàn cầu sẽ từng bước được nâng cao, đạt mức 3,1% vào năm 2014 và 3,3% cho năm 2015./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Việt Nam-con rồng mới của ASEAN”
“Việt Nam-con rồng mới của ASEAN”

P(VOV) -Đây là hội thảo mở đầu cho loạt hoạt động trong năm 2013 kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp.

“Việt Nam-con rồng mới của ASEAN”

“Việt Nam-con rồng mới của ASEAN”

P(VOV) -Đây là hội thảo mở đầu cho loạt hoạt động trong năm 2013 kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp.

IMF thông qua khoản vay 4,3 tỷ USD cho Hy Lạp
IMF thông qua khoản vay 4,3 tỷ USD cho Hy Lạp

(VOV) -Số tiền này nhằm cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ vỡ nợ.

IMF thông qua khoản vay 4,3 tỷ USD cho Hy Lạp

IMF thông qua khoản vay 4,3 tỷ USD cho Hy Lạp

(VOV) -Số tiền này nhằm cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ vỡ nợ.

Nợ công Việt Nam đang là 787,9 USD/người dân
Nợ công Việt Nam đang là 787,9 USD/người dân

(VOV)-Lúc 13h00 hôm nay (17/1), đồng hồ nợ công toàn cầu báo chỉ số trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công 787,9 USD.

Nợ công Việt Nam đang là 787,9 USD/người dân

Nợ công Việt Nam đang là 787,9 USD/người dân

(VOV)-Lúc 13h00 hôm nay (17/1), đồng hồ nợ công toàn cầu báo chỉ số trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công 787,9 USD.