Lãi suất huy động bắt đầu “cuộc đua” tăng giá

VOV.VN - Bước sang tháng 9, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại biến động theo hướng tăng tại các kỳ hạn dưới 3 tháng và trên 12 tháng. 

Cụ thể, tại Ngân hàng Vietcombank, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên được điều chỉnh tăng từ 6,4% lên 6,5%. Tại BIDV, từ ngày 3/9, ngân hàng này điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng với mức tăng 0,2% lên 4,3%, trong khi kỳ hạn 13 tháng tăng 0,1% lên 6,8%.

Tại ngân hàng Vietinbank, từ ngày 5/9, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng tăng thêm 0,2 điểm phần trăm lên 4,3%/năm. Kỳ hạn từ 4 tháng đến dưới 6 tháng cũng tăng thêm 0,2 điểm phần trăm lên 4,8%. Ngoài ra, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 5,3%. 

Tương tự, Agribank cũng đã tăng lãi suất thêm 0,1-0,2 điểm phần trăm ở nhiều kỳ hạn. 

Lãi suất huy động tại các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua tăng giá. (Ảnh minh họa: KT)

Ở khối NHTMCP, biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 9 khá hấp dẫn với mức trên 8%/năm. Ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất trong nhóm NHTMCP thuộc về VietCapital Bank với mức 8,6%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Eximbank đứng ở vị trí thứ nhì khi niêm yết lãi suất tiết kiệm ở mức 8%/năm cho kỳ hạn 24 và 36 tháng…

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, việc tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, các ngân hàng phải cơ cấu lại thêm nguồn vốn huy động để đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vào 1/1/2019, rút từ 45% hiện tại xuống 40%. Do đó, các ngân hàng phải huy động nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn.  

Thứ 2, lạm phát kỳ vọng trong năm nay tăng, do vậy khách hàng đòi hỏi các ngân hàng trả họ lãi suất tương đối cao để phù hợp với lạm phát kỳ vọng. Một nguyên nhân nữa là áp lực tỷ giá từ chiến tranh thương mại Trung Quốc-Mỹ  khiến đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá rất sâu so với đồng USD. Còn VNĐ cũng mất giá so với USD nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Có nghĩa tiền đồng lên giá so với NDT. 

Từ nay đến cuối năm, áp lực lên tỷ giá của VNĐ so với USD ngày càng tăng, điều này có thể gây phá giá, mất giá.   

Vì những yếu tố đó mà một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động lên. Không chỉ tăng lãi suất, nhiều nhà băng còn tung ra nhiều "chiêu" khác để thu hút người gửi tiền như, cộng thêm lãi suất, tặng quà, khuyến mãi…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Fed tiết lộ kế hoạch tăng lãi suất nửa cuối năm nay
Fed tiết lộ kế hoạch tăng lãi suất nửa cuối năm nay

VOV.VN - Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất với tần suất 3 tháng 1 lần, ít nhất là tại thời điểm này.

Fed tiết lộ kế hoạch tăng lãi suất nửa cuối năm nay

Fed tiết lộ kế hoạch tăng lãi suất nửa cuối năm nay

VOV.VN - Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất với tần suất 3 tháng 1 lần, ít nhất là tại thời điểm này.

Lãi suất huy động giảm, vì sao lãi vay vẫn khó giảm?
Lãi suất huy động giảm, vì sao lãi vay vẫn khó giảm?

VOV.VN - Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, lãi suất huy động giảm nhưng khả năng lãi vay giảm là rất khó. 

Lãi suất huy động giảm, vì sao lãi vay vẫn khó giảm?

Lãi suất huy động giảm, vì sao lãi vay vẫn khó giảm?

VOV.VN - Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, lãi suất huy động giảm nhưng khả năng lãi vay giảm là rất khó. 

Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất
Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất

VOV.VN - Theo nhận định của TS Nguyễn Trí Hiếu, từ nay đến cuối năm, tỷ giá có xu hướng tăng lên, do đó cơ hội giảm lãi suất cho vay là rất thấp.

Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất

Tỷ giá tăng, giảm cơ hội hạ lãi suất

VOV.VN - Theo nhận định của TS Nguyễn Trí Hiếu, từ nay đến cuối năm, tỷ giá có xu hướng tăng lên, do đó cơ hội giảm lãi suất cho vay là rất thấp.

Lãi suất cho vay khó giảm vì áp lực lạm phát
Lãi suất cho vay khó giảm vì áp lực lạm phát

VOV.VN - Áp lực lạm phát cao, xử lý nợ xấu chưa triệt để, nhu cầu huy động vốn tăng… những yếu tố này khiến việc giảm lãi suất cho vay rất khó khăn.

Lãi suất cho vay khó giảm vì áp lực lạm phát

Lãi suất cho vay khó giảm vì áp lực lạm phát

VOV.VN - Áp lực lạm phát cao, xử lý nợ xấu chưa triệt để, nhu cầu huy động vốn tăng… những yếu tố này khiến việc giảm lãi suất cho vay rất khó khăn.