Lãi suất huy động giảm về dưới 12%

(VOV) - Bắt đầu từ cuối tuần trước và đầu tuần này, một số tổ chức tín dụng điều chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dài về dưới 12%/năm.

Từ cuối tuần qua, hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn và 6-8%/năm đối với trung, dài hạn.
 
Ông Trần Xuân Quảng – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghe ngóng tín hiệu của thị trường trong công tác phát triển huy động vốn, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục có nghiên cứu để điều chỉnh tiếp mức lãi suất cho vay trong thời gian tới để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và phát triển”.

Nhằm chia sẻ khó khăn và hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng, từ ngày 10/12, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương triển khai sản phẩm cho vay ngắn hạn tiền đồng Việt Nam với lãi suất siêu thấp 6,8%/năm, thời hạn cho vay căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và tối đa 3 tháng.

Ông Nguyễn Văn Hoàn – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương cho rằng: Việc các ngân hàng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất chính là để ngân hàng tự cứu mình, bởi thực tế thời gian qua do lãi suất cho vay quá cao, nhiều doanh nghiệp không thể vay và cũng không muốn vay.

Ông Nguyễn Văn Hoàn phân tích: “Một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp giảm thiểu rủi ro, ví dụ mục đích sử dụng tiền vay phải rõ ràng và các biện pháp quản trị rủi ro của các doanh nghiệp phải đưa lên hàng đầu nằm trên cả yếu tố lợi nhuận cho doanh nghiệp”.

Phân tích về việc giảm lãi suất kỳ hạn dài, theo các chuyên gia tài chính, các ngân hàng đang đón đầu việc giảm 1 điểm phần trăm lãi suất theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nếu tiếp tục huy động ở mức cao cho kỳ hạn dài thì ngân hàng sẽ bị thiệt.

Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm cho rằng: “Muốn giảm được lãi suất triệt để thì làm thế nào toàn Đảng toàn dân chống và kiềm chế được lạm phát xuống nhanh, mặt khác phải giảm được chi phí hoạt động của ngân hàng một cách mạnh mẽ để góp phần rút ngắn khoảng cách sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay. Đặc biệt phải giảm được lãi suất tiền gửi thì mới giảm được lãi suất cho vay. Chúng ta phải giải quyết dần, phấn đấu giảm lạm phát đến đâu thì giảm lãi suất đến đấy”.

Giảm lãi suất là đòi hỏi thực tế của nền kinh tế vì nó phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và của người dân. Những giải pháp đồng bộ, thiết thực này chắc chắn sẽ có tác động tốt giúp mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ ổn định hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm lãi suất vay
Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm lãi suất vay

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý.

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm lãi suất vay

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm lãi suất vay

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý.

Kết quả giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%
Kết quả giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%

Lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTMNN, giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7/2012

Kết quả giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%

Kết quả giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%

Lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTMNN, giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7/2012

TPHCM đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất
TPHCM đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất

TP cũng xin Chính phủ phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong hai tháng cuối năm nhằm có vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng.

TPHCM đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất

TPHCM đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất

TP cũng xin Chính phủ phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong hai tháng cuối năm nhằm có vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng.