Lạm phát không còn là con ngựa bất kham

(VOV) -Đây là cơ hội tiến hành những biện pháp mạnh mẽ hơn để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.

Sáng nay (30/5), Quốc hội thảo luận về tình hinh tế-xã hội 2012-2013. Năm 2012, nền kinh tế cơ bản đã khắc phục được một số khó khăn, đạt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, Chính phủ đã điều hành quyết liệt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất ngân hàng giảm, tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP giữ được 4,8%, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa làm được nhiều, tăng trưởng vẫn lệ thuộc vào vốn và cần đổi mới tư duy, không nên xem tăng trưởng GDP là thành tích.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng: Từ cuối năm 2012 những thách thức của nền kinh tế đã được mổ xẻ. Nay sau nửa năm phấn đấu bức tranh kinh tế lại ảm đảm hơn, 69% doanh nghiệp báo lỗ. Mục tiêu tăng trưởng 5,5% khó đạt, trong khi lạm phát thấp không còn được nhìn nhận là thách tích mà nhiều ý kiến cho rằng CPI giảm là không còn tiền mà tăng chứ không phải do kiềm chế giỏi.

GDP phải tăng từ 7-8%

Tại diễn đàn này, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) khẳng định: Cử tri đang mong đợi kỳ họp này Chính phủ sẽ đưa ra được biện pháp gì để chống sự suy giảm của nền kinh tế, chấm dứt giai đoạn trì trệ, vực dậy niềm tin thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển dài hạn”.

Về vướng mắc của nền kinh tế, Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng: nông nghiệp rất khó khăn, không còn là chỗ dựa an toàn cho công nhân trở về như những năm trước đây. Khu vực kinh tế trong nước cả tư nhân và nhà nước đã suy yếu nặng nề trong cạnh tranh và nổi lên động lực nghiêng về khu vực kinh tế nước ngoài ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.

Trong phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ kịp thời cho ra đời 2 nghị quyết số 1 và 2 hỗ trợ thị trường, DN với các giải pháp tích cực. Điểm nổi bật là đã kiềm chế được lạm phát. Trước đây, chúng ta coi lạm phát là con ngựa bất kham nhưng nay với điều kiện ngắn hạn, lạm phát không còn là con ngựa bất kham. Và đây là cơ hội, nếu trước đây do bất ổn vĩ mô chúng ta thể tiến hành biện pháp mạnh để tái cơ cấu kinh tế thì nay là cơ hội để tiến hành những biện pháp mạnh mẽ hơn để đạt mục tiêu trung và dài hạn.

“Nếu chúng ta chỉ có những biện pháp nhất thời thì lạm phát quay lại, chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn” – ông Lịch cảnh báo.

Theo quan điểm của ông Trần Du Lịch, vấn đề hôm nay không phải là đặt câu hỏi tại sao, do đâu? Quốc hội và Chính phủ phải làm thế nào để 2-3 năm nữa kinh tế trở lại thời kỳ hoàng kim 1991, 1996, 2001, 2007. Nếu chúng ta nói nhiều tới hy sinh tăng trưởng hay lạm phát, mà phải thấy rằng nếu không tăng trưởng 7-8% trong vài thập niên thì không thể thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và không có tiền đề vật chất để giải quyết vấn đề xã hội.

Trên tinh thần đó, đại biểu Du Lịch bày tỏ đồng tình 6 nhóm giải pháp chính phủ đã nêu nhưng cho rằng chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế lúc này. Đại biểu Du Lịch đề xuất 4 nhóm giải pháp. Cụ thể, 2,5 năm còn lại của kế hoạch 5 năm, chúng ta phải xây dựng mục tiêu trung hạn phục hồi tăng trưởng kinh tế. Chính sách chủ đạo (Chính sách lạm phát mục tiêu), chuyển từ chống lạm phát bị động sang chủ động với mức tăng CPI từ 6,5-7% trong 3 năm từ 2013-2015 và sẽ kéo giảm xuống 5,5% cho giai đoạn tiếp theo. Với chính sách này sẽ tạo dư địa để phối hợp 3 chính sách: Chính sách tiền tệ, chi tiêu công, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu.

Trên tinh thần lạm phát mục tiêu như vậy, cần có sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chi tiêu công để tổng đầu tư xã đạt 30-32% GDP. Đây là đòi hỏi chặt chẽ, phối hợp cả 2 chính sách tài khóa, tiền tệ.

Về chính sách tài khóa, đại biểu Du Lịch ủng hộ giảm miễn thuế nhưng trong thời gian 3 năm, tới 2015, chứ không phải  6 tháng hay 1 năm.

Nâng trần bội chi ngân sách?

Một quyết định khó khăn hiện nay với Quốc hội, theo đại biểu Trần Du Lịch, trong điều kiện hiện nay, có thể nâng trần bội chi ngân sách vượt mức 4,8%. Để làm sao có thể xử lý được các công trình đầu tư dang dở, trong điều kiện nguồn vốn hấp thụ tín dụng hạn chế thì đầu tư công là cú hích tổng cầu. Sau đó nền kinh tế hấp thụ tốt thì tín dụng sẽ thay.

Hiện nay, Nhà nước còn nhiều nguồn lực, nên rà lại vốn Nhà nước ở hàng trăm DN, những ngành công nghiệp nhẹ, không cần thiết, ở những nhà hàng, khách sạn... “Tại sao hàng trăm tỷ đồng năm ở đây trong khi không có tiền để làm quốc lộ và nhiều nhu cầu khác. Đây là một sự lãng phí nguồn lực” –đại biểu Lịch khẳng định.

Đại biểu Trần Du Lịch cũng đánh giá cao những kết quả đạt được của chính sách tiền tệ, những thành quả kéo giảm lãi suất. NHNN cần quan tâm linh hoạt hơn về tín dụng đừng để DN nào có thị trường mà không tiếp cận được vốn tín dụng. Trong 2013, cần tăng trưởng tín dụng đạt 12%. Trong 3 năm tiếp theo, tăng tín dụng phải bằng 3 lần tăng GDP. Đồng thời nên linh hoạt chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá hiện nay đang bất lợi cho nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp…

“Lần này phải đưa vào Nghị quyết chương trình phục hồi kinh tế trung hạn với nội dung đồng bộ để chính phủ triển khai và Quốc hội ủy quyền cho UBTV giữa hai kỳ họp thứ 5 và 6 quyết định những vấn đề quan trọng. Tôi tin rằng, cử tri đang trông chờ những quyết sách như vậy” – đại biểu Trần Du Lịch nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

CPI tăng thấp là biểu hiện sức mua cạn kiệt
CPI tăng thấp là biểu hiện sức mua cạn kiệt

(VOV) - PGS-TS Ngô Trí Long: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 phản ánh tín hiệu mừng ít nhưng lo nhiều.

CPI tăng thấp là biểu hiện sức mua cạn kiệt

CPI tăng thấp là biểu hiện sức mua cạn kiệt

(VOV) - PGS-TS Ngô Trí Long: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 phản ánh tín hiệu mừng ít nhưng lo nhiều.

CPI cả nước tháng 5 giảm 0,06%
CPI cả nước tháng 5 giảm 0,06%

(VOV) - Mặc dù giảm 0,06% so với tháng 4/2013, nhưng so với cùng kỳ năm 2012, CPI  lại tăng 6,36%.

CPI cả nước tháng 5 giảm 0,06%

CPI cả nước tháng 5 giảm 0,06%

(VOV) - Mặc dù giảm 0,06% so với tháng 4/2013, nhưng so với cùng kỳ năm 2012, CPI  lại tăng 6,36%.

CPI giảm- điều hành giá vẫn phải thận trọng
CPI giảm- điều hành giá vẫn phải thận trọng

(VOV) -GDP tăng thấp, chỉ số giá tiêu dùng lại liên tục giảm, liệu có phải là dấu hiệu nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy giảm?

CPI giảm- điều hành giá vẫn phải thận trọng

CPI giảm- điều hành giá vẫn phải thận trọng

(VOV) -GDP tăng thấp, chỉ số giá tiêu dùng lại liên tục giảm, liệu có phải là dấu hiệu nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy giảm?