Làm rõ quyền sở hữu trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Về tên gọi “sở hữu toàn dân”, nên thay bằng “sở hữu quốc gia” và “sở hữu nhà nước”.

Vấn đề sở hữu quy định trong hiến pháp được thảo luận khá sôi nổi tại các Hội nghị lấy ý kiến, đặc biệt là các khái niệm về sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước...

Theo ông Trần Du Lịch (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội): “Đã là sở hữu thì chỉ có 2 chủ thể: pháp nhân và thể nhân. Pháp nhân chủ thể lớn nhất là pháp nhân công pháp (quốc gia) đương nhiên người đại diện là Nhà nước. Sở hữu toàn dân cũng không phải là chủ thể, chỉ có khái niệm về chính trị chứ không có khái niệm về pháp lý về toàn dân. Tôi không phủ nhận sở hữu toàn dân nhưng cần hiểu theo nghĩa nó là sở hữu quốc gia. Khi đã xây dựng pháp luật thì phải hiểu theo khái niệm pháp luật chứ không thể hiểu theo khái niệm chính trị”.

Khi không rõ ai là chủ sở hữu đích thực, tạo cơ hội cho khai thác lợi ích nhóm và tư nhân hóa tài sản quốc gia (ảnh khai thác Internet)

Cùng chung quan điểm này, PGS.TS Đặng Văn Thanh- Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam cho rằng: Khái niệm sở hữu toàn dân là khái niệm chính trị, rất khó triển khai vào các quan niệm pháp lý và khó xác định ai là người có chủ quyền thực sự. Thực tế cho thấy các nguồn tài nguyên, khoáng sản, tài sản đầu tư vào doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế, không rõ ai là chủ sở hữu đích thực, tạo cơ hội cho khai thác lợi ích nhóm và tư nhân hóa tài sản quốc gia diễn ra trên diện rộng và khá nhanh khi quyền lực được phân cấp từ chính quyền TW xuống các tỉnh, các Tập đoàn kinh tế. Chưa minh định rõ sở hữu công cộng đối với hạ tầng cơ sở (cáp, cột điện, lòng đường, hè đường, tài nguyên). Tài nguyên bị khai thác thiếu định hướng, không vì lợi ích quốc gia và có thể đã bị thao túng bởi những nhóm lợi ích.

Cần tách bạch ý thức chính trị với cách thiết kế các chế định về sở hữu trong hiến pháp. Chấm dứt phân chia sở hữu thành nhiều loại căn cứ vào ý thức chính trị như hiên nay. Đề nghị không nên tiếp tục sử dụng thuật ngữ sở hữu toàn dân (Điều 57) (Đây là thuật ngữ và khái niệm không có trong Hiến pháp 1946), thay vào đó là khái niệm sở hữu quốc gia, sở hữu nhà nước. Về tài sản nên dùng thuật ngữ tài sản quốc gia, tài sản nhà nước.

Theo ông Thanh, khi nói về đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã không còn xác định: "chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”, mà xác định “nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Như vậy Cương lĩnh đã không đề cập đến chế độ sở hữu và nhất là không sử dụng khái niệm “sở hữu toàn dân”.

Về tên gọi sở hữu toàn dân, ông Thanh nêu quan điểm, nên thay bằng “sở hữu quốc gia” và“sở hữu nhà nước”, khẳng định Nhà nước là người thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu quốc gia, sở hữu nhà nước. Nhà nước có phân công, phân cấp trong quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Bổ sung quy định về tính phổ biến của sở hữu tư nhân (theo tinh thần Hiến pháp 1946).

Sở hữu quốc gia được hiểu là một hình thức sở hữu quan trọng: Vốn, ngân quỹ quốc gia, tài sản quốc gia. Hiến pháp cần khẳng định, nhà nước là người thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Nhà nước phân cấp trong quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình của chủ thể quản lý tài sản nhà nước. Cần cụ thể hoá cơ quan đại diện cho chủ sở hữu. Điều 57, 58 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần ghi nhận sở hữu quốc gia, sở hữu của các cấp chính quyền Tỉnh, huyện, xã.

Còn ông Nguyễn Tiến Lập - VPLS NH Quang và Cộng sự cho rằng, nếu vẫn duy trì “sở hữu toàn dân”, thì cần làm rõ khái niệm Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân. Một khi toàn dân cho phép Nhà nước đại diện mình để quản lý đất đai thì Hiến pháp phải xác định rõ ai là Nhà nước ? Đó là Quốc hội, Hội đồng nhân dân hay là mọi cơ quan chính quyền từ Chính phủ đến tỉnh, huyện và xã. 

Hiến pháp khẳng định, quyền sở hữu là một trong những quyền con người. Quyền sở hữu gắn với tài sản. Hiến pháp dự thảo quy định trực tiếp về quyền sở hữu tài sản tại các Điều 33, khoản 2 Điều 43, khoản 3 Điều 56, Điều 57, khoản 2, 3 Điều 58. Các quy định đều nêu rõ quyền sở hữu cá nhân, tổ chức được Nhà nước công nhận và bảo hộ.

Theo ý kiến của ông Thanh, so với Hiến pháp 1992 có sự thay đổi rất cơ bản: quyền sở hữu không chỉ áp dụng cho công dân mà cho tất cả mọi người và ghi nhận quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ. Tất nhiên cần xem lại: Mọi người có bao gồm người nước ngoài cư trú ở Việt Nam không.

Ông Thanh cũng cho rằng, với cụm từ “Vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp” trong Điều 33 là không chính xác về mặt pháp lý. Vốn và tài sản khi đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp đã được định giá và quy ra tiền, gọi chung là vốn góp, vốn chủ sở hữu. Tài sản trong doanh nghiệp không phải là tài sản riêng của người góp vốn. Người đầu tư góp vốn sẽ sở hữu một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vì vậy đề nghị bỏ cụm từ “và tài sản khác” trong khoản 1 Điều 33.  Và nên quy định thêm trong điều này về quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ (gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bốn Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thua lỗ
Bốn Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thua lỗ

Các đơn vị này gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy và 2 Tổng công ty Hàng hải, Xăng dầu.

Bốn Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thua lỗ

Bốn Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thua lỗ

Các đơn vị này gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy và 2 Tổng công ty Hàng hải, Xăng dầu.

Ngân hàng Nhà nước: Hơn 10% tổ chức tín dụng thua lỗ năm 2011
Ngân hàng Nhà nước: Hơn 10% tổ chức tín dụng thua lỗ năm 2011

Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 của toàn hệ thống thấp hơn các năm trước. Trong đó, có gần 50% các TCTD có lợi nhuận giảm so với năm 2010.

Ngân hàng Nhà nước: Hơn 10% tổ chức tín dụng thua lỗ năm 2011

Ngân hàng Nhà nước: Hơn 10% tổ chức tín dụng thua lỗ năm 2011

Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 của toàn hệ thống thấp hơn các năm trước. Trong đó, có gần 50% các TCTD có lợi nhuận giảm so với năm 2010.

Xử lý nghiêm các DNNN thua lỗ kéo dài
Xử lý nghiêm các DNNN thua lỗ kéo dài

Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành Công Thương năm 2012.

Xử lý nghiêm các DNNN thua lỗ kéo dài

Xử lý nghiêm các DNNN thua lỗ kéo dài

Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành Công Thương năm 2012.

EVN Telecom thua lỗ vì tư duy độc quyền
EVN Telecom thua lỗ vì tư duy độc quyền

Theo TS Mai Liêm Trực, sai lầm của EVN Telecom là do tư duy của những người trong cơ chế độc quyền lâu năm trực tiếp điều hành.

EVN Telecom thua lỗ vì tư duy độc quyền

EVN Telecom thua lỗ vì tư duy độc quyền

Theo TS Mai Liêm Trực, sai lầm của EVN Telecom là do tư duy của những người trong cơ chế độc quyền lâu năm trực tiếp điều hành.

Tập đoàn thua lỗ: Có trách nhiệm của Chính phủ
Tập đoàn thua lỗ: Có trách nhiệm của Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi thất thoát, hiện tượng xã hội nào không tốt trong xã hội đều liên quan đến trách nhiệm Chính phủ.

Tập đoàn thua lỗ: Có trách nhiệm của Chính phủ

Tập đoàn thua lỗ: Có trách nhiệm của Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi thất thoát, hiện tượng xã hội nào không tốt trong xã hội đều liên quan đến trách nhiệm Chính phủ.

"Đầu tư tàu Hoa Sen thua lỗ nặng do khủng hoảng kinh tế"
"Đầu tư tàu Hoa Sen thua lỗ nặng do khủng hoảng kinh tế"

Bị cáo Phạm Thanh Bình thừa nhận: “Sai phạm mua tàu Hoa Sen là do tôi hiểu không đúng ý kiến của Chính phủ nên đã quyết sai”.

"Đầu tư tàu Hoa Sen thua lỗ nặng do khủng hoảng kinh tế"

"Đầu tư tàu Hoa Sen thua lỗ nặng do khủng hoảng kinh tế"

Bị cáo Phạm Thanh Bình thừa nhận: “Sai phạm mua tàu Hoa Sen là do tôi hiểu không đúng ý kiến của Chính phủ nên đã quyết sai”.