Mỳ Chũ - đặc sản bình dân đắt hàng dịp cuối năm

VOV.VN - Mỳ Chũ là món ăn ngon với giá bình dân mà nhiều gia đình Việt ưa chuộng trong các mâm cỗ ngày Tết. Năm nay, đặc sản này mỹ Chũ rau, củ, quả được nhiều khách hàng lựa chọn.

Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ được biết đến là “vương quốc vải thiều”, mà còn có nghề thủ công truyền thống nổi tiếng với sản phẩm mỳ Chũ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền. Sản phẩm mỳ Chũ không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Mỳ gạo được sản xuất tại nhiều nơi, nhưng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay chỉ có sản phẩm mỳ Chũ Lục Ngạn xây dựng được thương hiệu và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Địa bàn sản xuất mỳ Chũ nhiều nhất là làng Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Nguyên liệu chính để làm ra loại mỳ Chũ đặc sản là gạo bao thai hồng - một loại gạo truyền thống nổi tiếng thơm, dẻo, được trồng trên vùng đất đồi địa phương.

Những năm gần đây, người dân làng nghề đã có nhiều cố gắng trong cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng như cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời nâng cao năng suất cho làng nghề.

Có lẽ, điều khác biệt làm ra loại mỳ Chũ nổi tiếng khắp vùng đó chính là mạch nguồn nước ngầm trong lành của vùng quê cùng với đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm hơn 60 năm của một làng nghề truyền thống và cả những nguyên liệu đặc sản gạo quê của vùng núi Lục Ngạn.

Theo những người dân trong làng, cội nguồn của những thành phẩm đặc sản đó chính là nhờ nguyên liệu gạo bao thai của vùng Lục Ngạn, nguồn nước trong lành của vùng quê bên bờ sông Lục, cùng với đó là sự cần cù sáng tạo của những người thợ với phương pháp quy trình làm nghề truyền thống trong suốt hơn 60 năm qua.

Để có được sợi mỳ mỏng manh và dẻo dai như lá lúa, người thợ phải đổ nhiều mồ hôi, công sức, làm qua nhiều công đoạn khác nhau. Trước hết, gạo cần đãi, vo sạch, cho vào lu (một loại dụng cụ chứa được làm bằng đất nung) ngâm chừng 6 đến 8 tiếng. Tiếp đến, gạo được xay ra thành bột bằng cối đá xanh để có được thứ bột dẻo, sánh. Bột ấy được lọc nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Tiếp đến, gạo được xay ra thành bột bằng cối đá xanh để có được thứ bột dẻo, sánh. Bột ấy được lọc nhiều lần rồi ủ qua một đêm.

Từ tờ mờ sáng, người nghệ nhân đã phải dậy sớm đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng. Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người làm, mỗi người thạo một khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mỳ đều đặn…

Ngay cả việc cuộn và bó sao cho các sợi mỳ sóng đều, mượt và có hoa văn đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng cả là một nghệ thuật mà không phải là người làm mỳ nào cũng thực hiện được. Như vậy từ các nguyên liệu, người thợ phải thực hiện rất nhiều quy trình trong thời gian trên 36 tiếng đồng hồ để cho ra đời những sợi mỳ đặc sản dẻo, dai.

Bà Đào Thị Hương - người dân thôn Trại Lâm, xã Nam Dương cho biết, mỳ được làm từ gạo bao thai – là giống lúa chất lượng cao nhất được trồng trên các chân ruộng cao ở vùng đất đồi ở nơi đây.

“Làng nghề có từ rất lâu đời, hơn 60 năm trước, các cụ trong làng làm nghề hoàn toàn bằng thủ công, mỗi ngày tráng được khoảng 10-15kg gạo, dậy từ 3 giờ sáng với 3-4 lao động. Dần dần, lớp trẻ hơn cũng đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào sản xuất, tráng bánh bằng máy điện. Dù vẫn ở bước đơn giản nhưng mỗi ngày tráng được 1-3 tạ gạo với cùng lực lượng lao động” – bà Hương chia sẻ.

Bên cạnh loại mỳ chũ trắng truyền thống, hiện nay người dân địa phương đã bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng đó là đưa các loại rau củ tươi địa phương có sẵn vào sản xuất thành mỳ, giúp người tiêu dùng ăn ngon hơn, đủ chất hơn, phù hợp cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường…

Sau rất nhiêu công lao và thời gian thử nghiệm, các loại thực phẩm tự nhiên, như vừng đen, đỗ đen, khoai lang tím, bí đỏ, lá nếp, chùm ngây,… đã được kết hợp thành công, tạo ra những sản phẩm mỳ chũ ngũ sắc ấn tượng.

Đặc biệt, để đặc sản quê hương vươn xa hơn tới nhiều địa phương trong và ngoài nước, những năm gần đây sản phầm mỳ chũ đã được người dân phân phối qua các kênh bán hàng online, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, ổn định cho người dân Lục Ngạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đặc sản Sóc Trăng dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán 2022
Đặc sản Sóc Trăng dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán 2022

VOV.VN - Dịp tết, nhu cầu sử dụng các loại bánh kẹo và các mặt thực phẩm tăng cao. Do đó, khi tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần thì các cơ sở, doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng này để kịp cung ứng ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.

Đặc sản Sóc Trăng dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán 2022

Đặc sản Sóc Trăng dồi dào, sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán 2022

VOV.VN - Dịp tết, nhu cầu sử dụng các loại bánh kẹo và các mặt thực phẩm tăng cao. Do đó, khi tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần thì các cơ sở, doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng này để kịp cung ứng ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.

Đặc sản rum biển – “thần dược đàn ông” cháy hàng dịp Tết 2022
Đặc sản rum biển – “thần dược đàn ông” cháy hàng dịp Tết 2022

VOV.VN - Rum biển vừa là món ăn khoái khẩu, vừa được quảng bá là ''thần dược'' giúp tăng bản lĩnh đàn ông nên được rất nhiều thực khách săn lùng. Thời điểm này, đặc sản rum biển trên địa bàn Nghệ An loại 1 có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, được xem là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đặc sản rum biển – “thần dược đàn ông” cháy hàng dịp Tết 2022

Đặc sản rum biển – “thần dược đàn ông” cháy hàng dịp Tết 2022

VOV.VN - Rum biển vừa là món ăn khoái khẩu, vừa được quảng bá là ''thần dược'' giúp tăng bản lĩnh đàn ông nên được rất nhiều thực khách săn lùng. Thời điểm này, đặc sản rum biển trên địa bàn Nghệ An loại 1 có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, được xem là cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Gà Hồ đặc sản tiến Vua đắt hàng dịp Tết
Gà Hồ đặc sản tiến Vua đắt hàng dịp Tết

VOV.VN - Gà Hồ thuần Việt 100% được coi là loài gia cầm đặc sản của riêng tỉnh Bắc Ninh, có số lượng không nhiều nên thường được bán với giá từ 500.000-700.000 đồng/kg.

Gà Hồ đặc sản tiến Vua đắt hàng dịp Tết

Gà Hồ đặc sản tiến Vua đắt hàng dịp Tết

VOV.VN - Gà Hồ thuần Việt 100% được coi là loài gia cầm đặc sản của riêng tỉnh Bắc Ninh, có số lượng không nhiều nên thường được bán với giá từ 500.000-700.000 đồng/kg.

Tìm hiểu cách chế biến đặc sản cá Bỗng ngày Tết ở Lục Yên, Yên Bái
Tìm hiểu cách chế biến đặc sản cá Bỗng ngày Tết ở Lục Yên, Yên Bái

VOV.VN - Ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái có nét văn hóa ẩm thực độc đáo, đặc sắc đó là nuôi và chế biến cá Bỗng vào dịp lễ Tết của đồng bào dân tộc Tày.

Tìm hiểu cách chế biến đặc sản cá Bỗng ngày Tết ở Lục Yên, Yên Bái

Tìm hiểu cách chế biến đặc sản cá Bỗng ngày Tết ở Lục Yên, Yên Bái

VOV.VN - Ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái có nét văn hóa ẩm thực độc đáo, đặc sắc đó là nuôi và chế biến cá Bỗng vào dịp lễ Tết của đồng bào dân tộc Tày.

Hàng đặc sản Tết ở TP HCM khan hiếm, giá tăng
Hàng đặc sản Tết ở TP HCM khan hiếm, giá tăng

VOV.VN - Nhiều cửa hàng rơi vào tình trạng ế ấm thưa vắng người mua trong khi giá cả các mặt hàng lại tăng từ 5-15% so với trước.

Hàng đặc sản Tết ở TP HCM khan hiếm, giá tăng

Hàng đặc sản Tết ở TP HCM khan hiếm, giá tăng

VOV.VN - Nhiều cửa hàng rơi vào tình trạng ế ấm thưa vắng người mua trong khi giá cả các mặt hàng lại tăng từ 5-15% so với trước.