Ngân hàng phải cùng doanh nghiệp gỡ khó

(VOV) -Các ngân hàng thương mại Nhà nước phải chia sẻ và tham gia tháo gỡ khó khăn cùng với doanh nghiệp.

Sau khi đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và mục tiêu năm 2013, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã ra Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 với tỷ lệ phiếu tán thành cao.

Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ từ nay đến cuối năm tập trung chỉ đạo giải quyết hàng hóa tồn kho và nợ xấu. Cần tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, chủ yếu là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng, căn hộ nhà chung cư, đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, mở các đợt bán giảm giá thu hút người tiêu dùng; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là các mặt hàng nông, thủy, hải sản; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau.

Các ngân hàng thương mại, trước hết là ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước nắm quyền chi phối phải chia sẻ và tham gia tháo gỡ khó khăn cùng với doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng cần nhận thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng mình. Cần sớm hoàn thành việc rà soát lại các công trình đầu tư dở dang đang bị giãn, hoãn tiến độ, đẩy nhanh việc thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng, địa phương. Khẩn trương chỉ đạo giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm chất lượng.

Hạ lãi suất theo chỉ số giá tiêu dùng

Theo Nghị quyết, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2013 là cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, phân tích diễn biến thị trường trong nước và thế giới, có biện pháp điều hành phù hợp; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý. Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Thu hút và đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, quản lý có hiệu quả đầu tư gián tiếp nước ngoài; hoàn thiện cơ chế bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các bên có liên quan để thu hút nhiều dự án đầu tư theo hình thức công – tư kết hợp; tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp; giám sát chặt chẽ bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, nhất là quy định lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục các giải pháp giảm nợ xấu, cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã hoàn thành công trình nhưng vốn ngân sách chưa thanh toán; có chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ; tăng cường công tác quản lý thị trường chống hàng nhập lậu, hàng giả, có chính sách phát triển thị trường trong nước, xây dựng các hàng rào phi thuế quan phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt, đời sống của nhân dân, trong chi tiêu ngân sách nhà nước, giảm hội họp, hạn chế tổ chức lễ hội, kỷ niệm thành lập ngành, cắt giảm các đoàn đi công tác nước ngoài bằng nguồn ngân sách, kể cả đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhà nước nắm quyền chi phối. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giới thiệu môi trường đầu tư Việt Nam tại Trung Quốc
Giới thiệu môi trường đầu tư Việt Nam tại Trung Quốc
Việt Nam cần tránh nới lỏng chính sách
Việt Nam cần tránh nới lỏng chính sách

(VOV) -Chính phủ cần cam kết tiếp tục giữ lạm phát thấp và có các bước đi mạnh mẽ để cơ cấu lại các DNNN và hệ thống ngân hàng.

Việt Nam cần tránh nới lỏng chính sách

Việt Nam cần tránh nới lỏng chính sách

(VOV) -Chính phủ cần cam kết tiếp tục giữ lạm phát thấp và có các bước đi mạnh mẽ để cơ cấu lại các DNNN và hệ thống ngân hàng.

Tăng trưởng kinh tế năm 2013 ở mức 5,5%
Tăng trưởng kinh tế năm 2013 ở mức 5,5%

(VOV) -Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành đạt 91,77%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2013 ở mức 5,5%

Tăng trưởng kinh tế năm 2013 ở mức 5,5%

(VOV) -Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành đạt 91,77%.

Hà Nội chuẩn bị thực hiện 4 dự án lớn trọng điểm
Hà Nội chuẩn bị thực hiện 4 dự án lớn trọng điểm

(VOV) - Dự kiến, tổng mức đầu tư 4 dự án  là 9.222 tỷ đồng.

Hà Nội chuẩn bị thực hiện 4 dự án lớn trọng điểm

Hà Nội chuẩn bị thực hiện 4 dự án lớn trọng điểm

(VOV) - Dự kiến, tổng mức đầu tư 4 dự án  là 9.222 tỷ đồng.