Nghề rèn của người Mông ở Hồng Ngài đang phát tài

VOV.VN - Những vật dụng được các lò rèn ở xã Hồng Ngài (Sơn La) làm ra đều được khách ưa chuộng bởi độ bền, chất lượng có tiếng của sản phẩm.

Nghề rèn của đồng bào Mông có từ lâu đời và các sản phẩm rèn của người Mông có tiếng bởi độ bền, tinh xảo với bí quyết riêng. Bây giờ, nghề rèn thủ công của đồng bào Mông không phát triển mạnh như xưa, nhưng ở một số vùng, nghề này vẫn được bà con gìn giữ.

Một công đoạn rèn dao
Ngày ngày, từ lò rèn của gia đình anh Mùa A Giàng ở Bản Mới, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, tiếng rèn cùng với tiếng búa đập vào những thanh sắt vẫn vang lên đều đều. Từ lò rèn này, những vật dụng như dao, quốc, xẻng làm ra luôn được bà con ưa chuộng.

Trước đây người làm chính là bố anh Giàng, rồi anh thấy đây là nghề có lợi cho gia đình, nên đã cố gắng học cách rèn từ bố. Sau này bố mất, anh kế nghiệp và làm cho đến bây giờ. Lúc đầu cũng chỉ là để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, sau nhiều người hỏi mua mang về sử dụng thấy tốt, người này bảo người kia, dần dần người đến tìm mua và đặt hàng ngày một đông hơn, cả các du khách thập phương đến đây cũng tìm tới mua để mang về treo trong nhà, hoặc mua về để làm quà biếu cho anh em, bạn bè.

Anh Mùa A Giàng cho biết, mỗi ngày anh rèn được hai con dao hoàn chỉnh, mỗi con dao làm ra được bán với giá 250-300 nghìn đồng. Một tháng anh kiếm được khoảng 4 - 5 triệu đồng, giúp cho gia đình có thêm nguồn thu.

"Trước kia, cha ông làm chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình. Hiện nay mình đã cố gắng học và lưu giữ được nên cố gắng bảo tồn và phát huy truyền dậy cho thế hệ sau để nghề rèn này không bị mai một", anh Mùa A Giàng chia sẻ.

Để làm một sản phẩm đòi hỏi sự tỷ mỷ của người làm. Ví dụ như sản phẩm Dao. Sắt (chủ yếu là từ nhíp ô tô) được cắt đoạn dài khoảng 20 cm, với độ dày khoảng 1 ngón tay cho vào lò than nung tới khi sắt đỏ lên thì bỏ ra, dùng búa tán cho sắt mỏng dần. Cứ cho vào lò nung đỏ lại đưa ra tán như thế cho tới khi  miếng sắt có độ dài, mỏng hẳn thành hình con dao mới cho vào nước, hoặc dầu nhớt, thân cây chối để tôi thêm lần nữa để tạo thành con dao hoàn chỉnh.

Dao có nhiều loại: loại lưỡi dày để chặt những vật cứng hoặc thân cây to thì không tán mỏng quá; loại lưỡi mỏng để thái những vật nhỏ, thái thịt thì phải tán nhiều hơn…Trước đây, để làm được một sản phẩm rèn, tất cả các khâu đều được làm thủ công bằng tay, từ khâu cắt sắt, thép cho đến đốt lò…và than cũng là than của các cây gỗ trong rừng. Bây giờ, nhà anh Mùa A Giàng không còn dùng than gỗ nữa mà rèn bằng than đá, có máy thổi lò, máy cắt sắt, thép cũng giảm được đáng kể sức lao động.

Dao thành phẩm
Tuy nhiên theo anh Mùa A Giàng, để làm được những con dao, vật dụng có độ sắc bén và bền, thì quan trọng là phải chọn được những loại sắt tốt và đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật tôi sắt trong khi làm.

"Trong lúc rèn, nếu tôi sắt chưa đủ độ nóng thì sản phẩm non, không dùng lâu được, mà tôi quá lửa lại hay bị gẫy, sứt, mẻ. Có nhiều cách tôi sắt, thép khác nhau, có loại  thì tôi bằng nước lã, có loại thì lại tôi bằng thân cây chuối và cũng có thể bằng dầu nhớt. Do vậy phải tôi làm sao để sắt, thép có đủ độ rắn và độ lạnh mới được", anh Mùa A Giàng cho hay.

Cả xã Hồng Ngài ngoài gia đình anh Mùa A Giàng thì còn hai hộ dân tộc Mông nữa cũng đang lưu giữ, phát triển được nghề rèn truyền thống. Tất cả những vật dụng được các lò rèn này làm ra đều được bà con và du khách ưa chuộng, tìm mua về sử dụng bởi độ bền, chất lượng có tiếng của sản phẩm. 

Thực hiện theo dự án giảm nghèo giai đoạn 2 từ năm 2015-2018 thì mỗi lò rèn được hỗ trợ hơn 30 triệu đồng để các chủ lò đầu tư, sửa chữa, khôi phục lại nghề rèn. Tuy nhiên, số hộ gia đình lưu giữ nghề ở xã còn rất ít.

Để tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống này, ông Mùa A Chồng, Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài cho biết, tới đây xã đề nghị Đảng, nhà nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí để duy trì và phát huy các nghề truyền thống của địa phương.

"Nếu không có hỗ trợ thì các nghề truyền thống nói chung và nghề rèn của dân tộc nói riêng dần dần sẽ bị mai một và sẽ thay thế dần bằng các vật dụng trên thị trường và một số sản phẩm của dân tộc sẽ mất đi dần giá trị văn hóa", ông Mùa A Chồng nói.

Việc bảo tồn, gìn giữ nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề rèn của đồng bào Mông cũng chính là gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có
Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có

VOV.VN - Hà Nội cần đầu tư nguồn lực tương xứng về máy móc thiết bị, có sở vật để từ đó trụ vững và phát triển các làng nghề.

Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có

Làng nghề Hà Nội bao năm vẫn chỉ bán những cái mình có

VOV.VN - Hà Nội cần đầu tư nguồn lực tương xứng về máy móc thiết bị, có sở vật để từ đó trụ vững và phát triển các làng nghề.

Làng nghề Việt và “cơn lốc” 4.0
Làng nghề Việt và “cơn lốc” 4.0

VOV.VN - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ đặt làng nghề Việt Nam, vốn yếu về quy mô và trình độ sản xuất, vào thế khó.

Làng nghề Việt và “cơn lốc” 4.0

Làng nghề Việt và “cơn lốc” 4.0

VOV.VN - Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ đặt làng nghề Việt Nam, vốn yếu về quy mô và trình độ sản xuất, vào thế khó.

Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ
Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ

VOV.VN - Với việc ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, bột gạo tại làng nghề truyền thống Tân Phú Đông (Đồng Tháp) đã dần từng bước được xuất khẩu...

Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ

Làng nghề bột gạo hồi sinh nhờ khoa học công nghệ

VOV.VN - Với việc ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất, bột gạo tại làng nghề truyền thống Tân Phú Đông (Đồng Tháp) đã dần từng bước được xuất khẩu...

Làng nghề Việt: Tư duy 4.0 và cuộc vượt thoát tư duy “ao làng”
Làng nghề Việt: Tư duy 4.0 và cuộc vượt thoát tư duy “ao làng”

VOV.VN - Nếu không muốn lỡ con tàu 4.0, làng nghề phải làm cuộc cách mạng về góc tiếp cận và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới.

Làng nghề Việt: Tư duy 4.0 và cuộc vượt thoát tư duy “ao làng”

Làng nghề Việt: Tư duy 4.0 và cuộc vượt thoát tư duy “ao làng”

VOV.VN - Nếu không muốn lỡ con tàu 4.0, làng nghề phải làm cuộc cách mạng về góc tiếp cận và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới.

Định vị bản sắc làng nghề Việt trong “cơn lốc” 4.0
Định vị bản sắc làng nghề Việt trong “cơn lốc” 4.0

VOV.VN - Để bước đi vững chắc trong hội nhập, làng nghề cần lấy công nghệ là mũi nhọn để sản xuất thương mại, đầu tư có chiều sâu vào sản phẩm thủ công.

Định vị bản sắc làng nghề Việt trong “cơn lốc” 4.0

Định vị bản sắc làng nghề Việt trong “cơn lốc” 4.0

VOV.VN - Để bước đi vững chắc trong hội nhập, làng nghề cần lấy công nghệ là mũi nhọn để sản xuất thương mại, đầu tư có chiều sâu vào sản phẩm thủ công.

Gần 200 gian hàng tham gia hội chợ làng nghề Việt Nam 2018
Gần 200 gian hàng tham gia hội chợ làng nghề Việt Nam 2018

VOV.VN - Tối 17/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT khai mạc hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2018, với sự tham gia của gần 200 gian hàng của các  làng nghề. 

Gần 200 gian hàng tham gia hội chợ làng nghề Việt Nam 2018

Gần 200 gian hàng tham gia hội chợ làng nghề Việt Nam 2018

VOV.VN - Tối 17/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT khai mạc hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2018, với sự tham gia của gần 200 gian hàng của các  làng nghề.