Ngư dân thu nhập “khủng” từ mùa vớt “vàng trắng” trên biển Cô Tô

VOV.VN - Nghề khai thác và chế biến sứa biển ở vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) được ví là nghề “vớt vàng trắng” bởi nguồn thu “khủng” do sứa mang lại.

Cô Tô được coi là một trong những “vựa sứa” của cả nước. Mùa sứa chỉ kéo dài từ tháng Giêng đến khoảng tháng 4 Âm lịch, nhưng lại là mùa “trúng đậm” của ngư dân.
Vào vụ có tới 400-500 tàu thuyền của cả ngư dân Quảng Ninh lẫn ngư dân Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An,... tập trung ở vùng biển Cô Tô để khai thác sứa. Các tàu vớt sứa tương đối nhỏ, trang bị bóng đèn công suất lớn khoảng 1.000W.

Nghề vớt sứa chỉ cần rải lưới hoặc dùng vợt dài để vớt những con sứa trôi trên mặt biển nhưng lại đòi hỏi sức khỏe dẻo dai. Trung bình mỗi thuyền có thể vớt được 800 - 1.000 con sứa trong những ngày trời mù biển lặng.  

Sứa biển tích nước trong thân nên rất nặng, trung bình từ 15 – 20 kg, có con nặng tới 50 – 60kg
Tùy kích cỡ của sứa mà ngư dân bán lại cho các xưởng chế biến với giá từ 10.000 - 40.000 đồng. Nếu “trúng đậm”, có thuyền có thể thu hàng chục triệu mỗi ngày.

Tuy vậy, sứa chỉ trở thành “vàng” khi qua các xưởng chế biến. Sứa được phân loại, chọn lấy chân, đầu, đưa vào quay ly tâm từ 5 -20 tiếng để sạch hết nhớt. Sứa vớt lên ngâm trong các bể muối có độ mặn 25% từ vài ngày tới cả tháng.

Sứa đạt chất lượng cao phải sạch, trắng và cứng, giòn, không còn nước. Hiện nay công nghệ chế biến sứa ở Cô Tô đều do các chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Sứa thành phẩm được đóng trong các thùng gỗ từ 9-12kg và chủ yếu được xuất sang nhiều nước. Trong khi sứa trắng chỉ có giá trên 1 triệu đồng/thùng thì sứa đỏ có thể lên tới chục triệu đồng/thùng.
Theo thống kê của UBND huyện Cô Tô, từ đầu mùa 2017 đến nay huyện đã xuất hơn 200.000 thùng sứa, doanh thu trên 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ xưởng, thị trường nước bạn rất bấp bênh về giá cả.
Công nhân tấp nập trong các xưởng sứa khi vào mùa, mỗi người trực tiếp chế biến có thể thu chục triệu đồng/tháng.

Nghề sứa đem lại nhu nhập ổn định cho người dân dù chỉ là thời vụ. Huyện Cô Tô cho biết đã quy hoạch khu chế biến xa các bãi tắm, khu du lịch, yêu cầu lắp đặt thiết bị xử lý nước thải đạt chuẩn,...

Cùng với đó, Cô Tô cũng tiến tới hoạt động các xưởng chế biến “sứa ăn liền”, đưa các món ăn hấp dẫn từ sứa vào phục vụ cho khách du lịch trên đảo và trở thành một sản phẩm làm quà độc đáo./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngư dân săn 'vàng trắng' kiếm tiền triệu mỗi ngày
Ngư dân săn 'vàng trắng' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Trung bình mỗi bè mảng đánh bắt sứa biển thu được 3-9 triệu đồng/ngày, giúp ngư dân Thanh Hóa xây nhà khang trang, mua sắm được những vật dụng đắt tiền.

Ngư dân săn 'vàng trắng' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Ngư dân săn 'vàng trắng' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Trung bình mỗi bè mảng đánh bắt sứa biển thu được 3-9 triệu đồng/ngày, giúp ngư dân Thanh Hóa xây nhà khang trang, mua sắm được những vật dụng đắt tiền.

Xem ngư dân trúng mùa ruốc biển thu hàng trăm triệu đồng/ngày
Xem ngư dân trúng mùa ruốc biển thu hàng trăm triệu đồng/ngày

Tiết trời nắng ấm, mỗi ngày, ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ra khơi trở về liên tục trúng đậm ruốc bán cho thương lái, thu về hàng trăm triệu đồng.

Xem ngư dân trúng mùa ruốc biển thu hàng trăm triệu đồng/ngày

Xem ngư dân trúng mùa ruốc biển thu hàng trăm triệu đồng/ngày

Tiết trời nắng ấm, mỗi ngày, ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ra khơi trở về liên tục trúng đậm ruốc bán cho thương lái, thu về hàng trăm triệu đồng.