Người dân đất rừng U Minh tăng thu nhập từ cây bồn bồn

VOV.VN - Những năm gần đây, cây bồn bồn tăng giá trị và trở thành một loại rau sạch được ưa chuộng, giúp một bộ phận người dân ở vùng đất rừng U Minh hạ vươn lên, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi.


Cây bồn bồn có sức sống dẻo dai nên phát triển tốt ở vùng đất nhiều phèn. Trong khi vùng đất rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau nhiễm phèn nặng nên trồng lúa hiệu quả không cao, người dân địa phương đã thí điểm trồng cây bồn bồn để phát triển kinh tế. Cây bồn bồn phát triển tốt, giúp người dân có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Anh Phạm Văn Dư (ở xã Khánh An, huyện U Minh) có 7 ha đất rừng. Anh Dư được chuyển đổi khoảng 2ha để phát triển nông nghiệp. Trước đây, gia đình anh Dư cũng như bà con địa phương thường trồng lúa nhưng hiệu quả không cao. Vào 4 năm trước, anh Dư thí điểm trồng bồn bồn. Hiện gia đình anh Phạm Văn Dư đang có thu nhập khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng nhờ trồng bồn bồn.

“Trồng bồn bồn cho lợi nhuận cao hơn trồng tràm, so với trồng lúa cao hơn gấp 2 - 3 lần. Tính mỗi công trồng bồn bồn mỗi tháng trừ chi phí cũng cho thu nhập còn khoảng 1,5 triệu đồng. Từ khi có cây bồn bồn, cuộc sống người dân ngày càng bớt khó khăn, bản thân gia đình trồng bồn bồn qua 4 năm cho thu nhập ổn định, nhờ đó thoát được nghèo” anh Dư bày tỏ.

Mô hình trồng bồn bồn ở vùng đất rừng U Minh hạ mới phát triển vài năm qua. Ban đầu, có một số hộ dân trên tuyến kênh T19, xã Khánh An trồng thử nghiệm. Hiện toàn tuyến kênh T19 có 37 hộ dân đã có đến 27 hộ đang trồng bồn bồn và nhiều hộ dân vùng lân cận cũng đang phát triển mô hình.

Gia đình chị Trần Thị Kiều trước đây kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng từ khi học hỏi, chuyển gần 2ha đất lúa sang trồng bồn bồn kinh tế đã từng bước vươn lên. Không chỉ có nguồn thu khá cao từ ruộng bồn bồn, những thời gian rảnh, chị Kiều còn sơ chế bồn bồn cho người dân địa phương để kiếm thêm thu nhập.

“Nhờ cây bồn bồn người dân trong xóm đã có thu nhập ổn định hàng ngày, không bị thất nghiệp. Làm bồn bồn ở trong mát từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa cũng kiếm được từ 100.000 – 120.000 đồng, quá giờ chủ nhà còn trả thêm tiền. Ở xóm này có một số người trồng trước, tôi đi lột, đi cắt bồn bồn cho họ sau đó cũng học trồng theo”, chị Kiều chia sẻ.

Mô hình trồng bồn bồn ở U Minh hạ phát triển còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đối với phụ nữ là công việc sơ chế, lột vỏ; còn với đàn ông là việc nhổ, thu hoạch bồn bồn.

Vợ chồng anh Lê Úc Nhỏ (ở xã Khánh An) trước đây đi làm công nhân ở các tỉnh vùng trên. Từ khi nhiều hộ dân địa phương phát triển trồng bồn bồn, vợ chồng anh về địa phương làm thuê mỗi tháng kiếm được khoảng 8 - 10 triệu đồng. Ngoài có nguồn thu ổn định, gia đình anh còn tránh được cảnh tha hương cầu thực.

“Mùa nắng làm bồn bồn không hết việc, còn mùa mưa có khi 1 tháng họ mới kêu nhổ 1 lần. Vào mùa nắng cứ khoảng 10 ngày bồn bồn cho thu hoạch, những người làm thuê dư việc làm lại được chủ nhà lo cơm nước. Nhổ bồn bồn rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, ai làm cũng được chỉ cần chừa lại cây non cho đều. Đi nhổ bồn bồn thu nhập gia đình cũng ổn định, bà xã lột vỏ cây bồn bồn mỗi buổi cũng được khoảng 100.000 đồng”, anh Nhỏ kể.

Trước đây, cây bồn bồn không có giá trị kinh tế, thường mọc dại ở những nơi ngập nước hoang hóa ở vùng đất rừng U Minh hạ. Những năm gần đây, loài cây này tăng giá trị và trở thành một loại rau sạch được ưa chuộng. Hiện giá bồn bồn tươi lột sẵn được thương lái thu mua tại nhà khoảng 20.000 đồng/kg, nên giúp một bộ phận người dân ở vùng đất rừng U Minh hạ vươn lên. Ngoài ra, mô hình cũng giúp giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL - Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo
Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL - Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo

VOV.VN - Ngày 5/2 tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL - Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo

Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL - Chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo

VOV.VN - Ngày 5/2 tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng với vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng với vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.

Công nghệ góp phần cho sự thành công của Đề án 1 triệu ha lúa ở ĐBSCL
Công nghệ góp phần cho sự thành công của Đề án 1 triệu ha lúa ở ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 26/1, Trung tâm Khuyến nông quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến thăm mô hình khảo nghiệm sử dụng sản phẩm sinh học Superior0 S.R.N và Superior 2 Flower trên cây lúa do Công ty TNHH TM&DV Dong Yang phối hợp với Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai.

Công nghệ góp phần cho sự thành công của Đề án 1 triệu ha lúa ở ĐBSCL

Công nghệ góp phần cho sự thành công của Đề án 1 triệu ha lúa ở ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 26/1, Trung tâm Khuyến nông quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến thăm mô hình khảo nghiệm sử dụng sản phẩm sinh học Superior0 S.R.N và Superior 2 Flower trên cây lúa do Công ty TNHH TM&DV Dong Yang phối hợp với Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai.

Đàn gia cầm lớn nhất ĐBSCL sẵn sàng phục vụ thị trường Tết cổ truyền
Đàn gia cầm lớn nhất ĐBSCL sẵn sàng phục vụ thị trường Tết cổ truyền

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang hiện có đàn gia cầm lớn nhất vùng ĐBSCL. Những ngày này, DN và người chăn nuôi gia cầm đang tích cực chăm sóc đàn vật nuôi chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết cổ truyền Giáp Thìn.

Đàn gia cầm lớn nhất ĐBSCL sẵn sàng phục vụ thị trường Tết cổ truyền

Đàn gia cầm lớn nhất ĐBSCL sẵn sàng phục vụ thị trường Tết cổ truyền

VOV.VN - Tỉnh Tiền Giang hiện có đàn gia cầm lớn nhất vùng ĐBSCL. Những ngày này, DN và người chăn nuôi gia cầm đang tích cực chăm sóc đàn vật nuôi chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết cổ truyền Giáp Thìn.

Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích
Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích

VOV.VN - Câu chuyện liên kết trong sản xuất không mới, nhưng đây vẫn được xem là vấn đề “nhức nhối” trong ngành nông nghiệp nước ta. Nhìn từ liên kết sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL dễ thấy, vẫn có trường hợp một số người dân sẵn sàng “bẻ kèo” để bán với giá cao hơn, còn doanh nghiệp “xoay sở” tìm nguồn nguyên liệu để thực hiện đơn hàng.

Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích

Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích

VOV.VN - Câu chuyện liên kết trong sản xuất không mới, nhưng đây vẫn được xem là vấn đề “nhức nhối” trong ngành nông nghiệp nước ta. Nhìn từ liên kết sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL dễ thấy, vẫn có trường hợp một số người dân sẵn sàng “bẻ kèo” để bán với giá cao hơn, còn doanh nghiệp “xoay sở” tìm nguồn nguyên liệu để thực hiện đơn hàng.

Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon
Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Sản xuất lúa gạo đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông hộ và ngành hàng này vẫn đang không ngừng đổi thay để phát triển. Đã có rất nhiều dự án, mô hình sản xuất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai với mục tiêu nâng cao, khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon

Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Sản xuất lúa gạo đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông hộ và ngành hàng này vẫn đang không ngừng đổi thay để phát triển. Đã có rất nhiều dự án, mô hình sản xuất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai với mục tiêu nâng cao, khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.