Nhiều nông sản Việt Nam đang tìm “cửa” vào Australia

VOV.VN -Việt Nam có rất nhiều nông sản nhiệt đới, rất đặc sản, có thể xuất khẩu sang Australia nhiều hơn nữa.

Hôm nay (8/5), tại thủ đô Canberra, Australia diễn ra Đối thoại chính sách nông nghiệp Việt Nam - Australia. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh dẫn đầu, tham dự cuộc Đối thoại.

Tại cuộc đối thoại, Việt Nam đề nghị Australia đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường đối với quả chanh leo và đề nghị Australia nhập khẩu nhãn, mặt hàng đặc sản có chất lượng cao của Việt Nam.

Quan chức nông nghiệp Việt Nam và Australia đã có cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và hiệu quả nhằm đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận đạt được tại cuộc đối thoại lần trước vào năm 2016.

Nông sản Việt Nam (ảnh: Thời báo kinh doanh)

Tham gia cuộc Đối thoại lần này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đề xuất phía Australia tạo điều kiện để một số nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Australia.

“Các nông sản của chúng ta phần lớn không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau, vì thế đây là cơ hội để chúng ta tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản hai chiều. Đặc biệt là ngài Thứ trưởng và quý vị đều biết, hiện nay chúng tôi là một thị trường nông sản lớn, nhập khẩu từ Australia nhưng ngược lại chúng tôi cũng là nước có rất nhiều nông sản nhiệt đới, rất đặc sản, có thể xuất khẩu sang Australia nhiều hơn nữa”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nói.

Cụ thể, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Australia đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường đối với quả chanh leo và đề nghị nước này nhập khẩu nhãn của Việt Nam. Việt Nam cũng đề nghị Australia cung cấp các yêu cầu cụ thể về điều kiện vệ sinh thú y đối với một số sản phẩm thịt các loại, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa để Việt Nam nghiên cứu tìm cách đưa các mặt hàng này vào Australia.

Trong khi chờ đợi Australia rà soát chính sách, Việt Nam cũng khuyến khích doanh nghiệp Australia đầu tư phòng kiểm nghiệm tại Việt Nam để có thể xét nghiệm tôm xuất khẩu trước khi xuất vào Australia; đề nghị Australia đánh giá và công nhận tương đương năng lực của các phòng thử nghiệm được chỉ định của Việt Nam, không lấy mẫu xét nghiệm 100% lô hàng như hiện nay, gây tốn kém và mất nhiều thời gian.

Tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia Malcolm Thompson đề nghị, trong thời gian tới, hai bên cần tiếp túc thúc đẩy thảo luận về việc mở cửa thị trường rau củ quả, thịt động vật và các sản phẩm nông nghiệp khác. Đặc biệt, trong lĩnh vực động vật lấy thịt và thủy hải sản, Thứ trưởng Malcolm Thompson cho rằng, hai bên cần thúc đẩy nhóm làm việc trong lĩnh vực này sớm gặp mặt để có những thảo luận chi tiết hơn, đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu mặt hàng này của mỗi nước.

Mặc dù chỉ có khoảng 24 triệu dân, điều kiện khí hậu không quá thuận lợi trong khi chỉ có khoảng 50% diện tích đất có thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp nhưng Australia là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất nông nghiệp.

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ và chính sách thúc đẩy nông nghiệp hợp lý nên tuy chỉ có 2% lực lượng lao động Australia làm việc trong ngành nông nghiệp nhưng lại sản xuất lượng hàng hóa khổng lồ đủ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu tới 80% tổng sản lượng. Do làm việc với năng suất cao và hàng hóa có giá trị lớn nên thu nhập bình quân của người nông dân Australia cũng lên đến 100.000 USD/năm, cao hơn GDP bình quân đầu người của Australia (60.000 USD/năm)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ
Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ

80.000 quả sầu riêng Thái Lan được người dân Trung Quốc mua hết veo trong vòng 60 giây trở thành niềm mơ ước của nông sản Việt.

Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ

Nhìn Trung Quốc mua sầu riêng Thái Lan, nông sản Việt lại mơ

80.000 quả sầu riêng Thái Lan được người dân Trung Quốc mua hết veo trong vòng 60 giây trở thành niềm mơ ước của nông sản Việt.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn nhiều rào cản
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn nhiều rào cản

VOV.VN - Việt Nam được đánh giá là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với nhiều mặt hàng có giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn nhiều rào cản

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn nhiều rào cản

VOV.VN - Việt Nam được đánh giá là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với nhiều mặt hàng có giá trị hàng tỷ USD mỗi năm.

Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng
Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng

VOV.VN - Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các sản phẩm nông sản nhập ngoại khi nông sản trong nước thì dư thừa, hàng Việt đang thua ngay trên sân nhà.

Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng

Nông sản Việt thua trên “sân nhà” vì người tiêu dùng kém tin tưởng

VOV.VN - Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các sản phẩm nông sản nhập ngoại khi nông sản trong nước thì dư thừa, hàng Việt đang thua ngay trên sân nhà.

Cần “6 nhà” cùng mở “lối thoát” cho nông sản Việt
Cần “6 nhà” cùng mở “lối thoát” cho nông sản Việt

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tiêu thụ nông sản cần 6 nhà phối hợp: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối.

Cần “6 nhà” cùng mở “lối thoát” cho nông sản Việt

Cần “6 nhà” cùng mở “lối thoát” cho nông sản Việt

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tiêu thụ nông sản cần 6 nhà phối hợp: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối.

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra
Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

VOV.VN - Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang là bài toán đặt ra đối với cả ngành nông nghiệp và công thương.

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

VOV.VN - Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang là bài toán đặt ra đối với cả ngành nông nghiệp và công thương.