Nợ xấu - giải quyết theo cách nào?

(VOV) -Cơ cấu và nguyên nhân nợ xấu là câu hỏi mà theo một số chuyên gia chúng ta còn nợ, chưa trả lời mà đã chạy theo để giải quyết nó.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, cho rằng: Đã đến lúc đặt ra cơ chế xử lý nợ xấu. Nhưng cần tập trung vào câu hỏi tại sao chúng ta lại có nợ xấu đến mức như vậy? Câu hỏi này còn đang bị nợ thì chúng ta đã chạy theo tìm cách xử lý nó như thế nào.

Cũng theo phân tích của ông Ánh, để xử lý nợ xấu thì cần phải làm rõ cơ cấu nợ xấu hiện nay. Câu hỏi này chúng ta phải trả lời được trước khi đưa ra giải pháp xử lý nợ.

Cùng nói về con số nợ xấu, theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cho rằng, có nhiều số liệu về nợ xấu nhưng chắc chắn không dưới 10%. Với qui mô tổng tín dụng khoảng  2,6 triệu tỷ thì mức độ nợ xấu là lớn chứ không nhỏ.

Nợ xấu ở đâu mà ra? Một trong các nguyên nhân được TS Nguyễn Thị Mùi – Trường đào tạo nhân lực Viettinbank đưa ra là: “Không ít DN có báo cáo tài chính không chính xác, chất lượng kiểm toán… gây khó khăn cho ngân hàng. Vì thế, một số khoản vay ra khỏi ngân hàng bản chất đã là nợ xấu, không phải đợi đến khi không trả được nợ. Biết vậy nhưng ngân hàng không dễ ngăn chặn được. Đặc biệt, các ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau (sở hữu chéo) thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên”.

Chỉ cần một đơn vị mua bán nợ?

Trong lúc này, theo ông Trương Đình Tuyển, phải có tư tưởng chỉ đạo xử lý nợ xấu tập trung, nếu để phân tán như hiện nay thì không hiệu quả. Chúng ta có thể làm đa tuyến (nhiều kênh xử lý). “Trước hết, phải buộc tất cả các TCTD phải lập đủ quỹ dự phòng rủi ro. Nếu trước đây không đủ thì giờ phải truy lập, vì anh chia lãi nhiều do sức ép cổ đông chia lợi nhuận cao thì phải trả lại, dùng quỹ này để xử lý bớt nợ xấu” – ông Tuyển nhấn mạnh.

Thứ hai, các NH nào xử lý được nợ xấu thì cứ xử lý, nhưng nếu chỉ trông chờ vào đấy thì càng lâu. Nợ xấu để lâu thì không tự mất đi mà càng phức tạp thêm. Ông Tuyển đưa ra quan điểm: “Chúng tôi ủng hộ phương án thành lập một định chế xử lý nợ xấu quốc gia trên cơ sở nâng cấp DATC hoặc một cái mới”.

Nguyên tắc của định chế mới này là phải bảo toàn vốn nhưng không lấy lợi nhuận làm trọng. Nếu lấy lợi nhuận thì sẽ ép giá của nợ xấu xuống. Nếu bán đấu giá có lãi thì có thể trích khoản lãi đó một tỷ lệ nhất định cho NH hoặc DN có nợ, công của đơn vị giải quyết nợ xấu cũng được một khoản tiền.

Vốn của công ty này có thể do NHNN tạm ứng cho một khoản ban đầu. Công ty này có thể phát hành chứng khoán với sự bảo lãnh của NHNN để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Theo TS Nguyễn Thị Mùi, xử lý nợ xấu qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng cũng có điểm thuận lợi là công ty của ngân hàng nên có điều kiện hiểu rõ từng khoản vốn vay đối với khách hàng, trong khi đa số khoản vay dẫn đến nợ xấu này đều có tài sản thế chấp. Vì thế, khi chuyển nợ xấu cho AMC của ngân hàng, công ty có thể chủ động, nhanh chóng tìm khách hàng để bán tài sản thu hồi vốn cho NH. Nhưng để công ty AMC của NH xử lý nợ xấu hiệu quả, cần xây dựng cơ chế mua bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia kiểm soát chặt chẽ của NHNN, để tránh tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối của NH có thể giảm nhưng chất lượng nợ không thay đổi do không giải quyết tận gốc vấn đề.

Việc thành lập công ty AMC, theo bà Mùi, chưa hẳn là giải pháp hiệu quả ở Việt Nam hiện nay. Điều người ta trăn trở đó là nguồn lực để xử lý nợ xấu. Có ý kiến cho rằng phát hành trái phiếu chính phủ để mua nợ, ngân sách… Dù nguồn ở đâu thì cũng làm người dân bức xúc. Xử lý nợ xấu phải bằng nhiều nguồn, nguồn cơ bản phải từ nguồn dự phòng rủi ro của mỗi ngân hàng. Còn nguồn từ NHNN hay vay nợ cũng rất quan trọng nhưng nguồn này nên thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn/hoặc ứng vốn để các ngân hàng cơ cấu lại danh mục tài sản và bù đắp những tổn thất rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Song song với việc giải quyết nợ xấu, hệ thống NH cần hạn chế nợ xấu mới nảy sinh.

Theo quan điểm của TS Ngô Trí Long, việc thành lập công ty mua bán nợ xấu là rất cần thiết, bởi vì chỉ những tổ chức như vậy mới có thể giải quyết nhanh được vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay và đẩy được luồng tín dụng sạch ra nền kinh tế.

TS Ngô Trí Long cho rằng, để thị trường mua bán nợ hoạt động được, đòi hỏi các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng thương mại phải hoạt động tích cực hơn và phải theo nguyên tắc thị trường, đồng thời khuôn khổ pháp lý cần quy định rõ

Dù công ty mua bán nợ thuộc NHNN hay Bộ Tài chính thì cũng phải đảm bảo hoạt động có lãi, tức là mua nợ đúng giá và bán ra có lời. Khi con số nợ xấu chưa rõ ràng thì việc thành lập một công ty mua bán nợ xấu và phương thức định giá, mua bán thế nào cũng khó minh bạch.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của DATC, Công ty này được thành lập 2003 nhưng đến 2006 mới bắt đầu hoạt động mua bán nợ và đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý. Ngoài ra, vướng mắc về nguồn vốn thực hiện cũng không nhỏ. Chính vì vậy, việc cân nhắc thành lập AMC phải tính toán cẩn thận, đặc biệt là độ trễ của chính sách… Theo đánh giá của ông Trương Đình Tuyển, sở dĩ, phải mất gần 3 năm DATC mới bắt đầu mua bán nợ vì sức ép nợ xấu lúc bấy giờ không ghê gớm, cấp bách như hiện nay.

Nếu sợ nợ xấu nảy sinh chỉ có cách đóng cửa ngân hàng. Nhưng để xảy ra nợ xấu, trách nhiệm chính trong việc thu hồi nợ xấu là chủ nợ - NHTM và con nợ - doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Nhưng khi nợ xấu đã ở mức cao, nếu cứ để các NHTM và DN tự xử lý thì thời gian kéo dài, số lượng doanh nghiệp không có vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản sẽ tiếp tục gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại NH, trong khi hàng hóa vẫn chậm tiêu thụ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu

(VOV) - Chiều 7/9, Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định không có việc Việt Nam vay hay có ý định vay vốn của IMF để xử lý nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước bác tin vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu

(VOV) - Chiều 7/9, Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định không có việc Việt Nam vay hay có ý định vay vốn của IMF để xử lý nợ xấu.

Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!
Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, so với nhiều nước khác, mức nợ xấu của Việt Nam từ 8,6-10% vẫn chưa đến mức phải hốt hoảng, nhưng cần phải xử lý ngay.

Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!

Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động!

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, so với nhiều nước khác, mức nợ xấu của Việt Nam từ 8,6-10% vẫn chưa đến mức phải hốt hoảng, nhưng cần phải xử lý ngay.

Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng
Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh trách nhiệm này, nguyên tắc xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường.

Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng

Xử lý nợ xấu: Trách nhiệm trước hết của tổ chức tín dụng

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh trách nhiệm này, nguyên tắc xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc của thị trường.

Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu
Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu

Đây là một trong nhiều quy định về điều kiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của TCTD cổ phần.

Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu

Nợ xấu dưới 3% tổ chức tín dụng mới được niêm yết cổ phiếu

Đây là một trong nhiều quy định về điều kiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của TCTD cổ phần.