Nợ xấu ngân hàng bằng số tiền để xây được 3 sân bay Long Thành

VOV.VN - Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, trong 600.000 tỷ đồng nợ xấu, có tới 90% là tiền của dân, chỉ có 10% là của ngân hàng.

Thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu trước Quốc hội ngày 7/6, đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) - Chủ tịch HĐQT VietinBank - cho biết, tại Việt Nam, qua thống kê cho thấy nợ xấu cao đột biến bắt đầu từ năm 2012, lên đến 17% và tiếp tục phát sinh trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân do khủng hoảng thị trường bất động sản, chứng khoán và nền kinh tế tăng trưởng nóng.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT VietinBank

Nợ xấu đủ xây 3 sân bay Long Thành

Theo ông Thắng, mặc dù ngành ngân hàng đã nỗ lực xử lý, nhưng nợ xấu và nợ tiềm ẩn hiện vẫn chiếm xấp xỉ 600.000 tỷ đồng, tức chiếm hơn 10% tổng dư nợ.

"Việt Nam là quốc gia duy nhất có nợ xấu vượt 10% tổng dư nợ mà không có tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, đó là sự cố gắng rất lớn", Chủ tịch VietinBank đánh giá.

Ông Thắng cho hay, trong 600.000 tỷ đồng nợ xấu thì có tới 90% là tiền của dân, chỉ có 10% là tiền của ngân hàng. Số tiền này đủ xây dựng được 3 sân bay Long Thành. Vì thế, cần ban hành cơ chế đặc thù để bảo vệ cho người dân, những người đang gửi tiền trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Cần "rã cục máu đông" nợ xấu

Nhận định về tình hình nợ xấu hiện tại, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) bày tỏ lo ngại khi nợ xấu được ví như "cục máu đông" nguy hiểm, gây "đột quỵ" hoặc "đe dọa tính mạng" nền kinh tế.

Cũng đồng quan điểm coi nợ xấu là "cục máu đông" ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nhấn mạnh: Hiện vốn của doanh nghiệp đều dựa vào ngân hàng là chính, việc xử lý nợ xấu là đặc biệt quan trọng và cấp thiết, rất khó khăn nhưng không thể kéo dài.

Đại biểu băn khoăn liệu tỷ lệ nợ xấu như báo cáo đã đúng chưa, đủ chưa hay vẫn còn giấu diếm, cần phải minh bạch để có biện pháp xử lý rõ ràng. Đặc biệt ở những ngân hàng lớn có vốn Nhà nước tỷ lệ nợ xấu rất nhỏ nhưng con số tuyệt đối lại rất lớn, bằng cả chục ngân hàng nhỏ cộng lại.

Vị đại biểu này cũng cho rằng, cần phải làm rõ khái niệm nợ xấu, có quy định chặt chẽ, tránh lỗ hổng để dễ bị lợi dụng. Cần thiết phải chỉ rõ tổ chức tín dụng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, đánh giá xếp theo thứ tự để có giải pháp phù hợp, ông Vượt góp ý.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Quốc hội cần ghi rõ trong Nghị quyết này giao cho Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành song song và khẩn cấp về xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu.

Ông Nghĩa yêu cầu Chính phủ truy tìm thu hồi tài sản do tham nhũng đang được tẩu tán, điều này tạo nên nguồn lực để xử lý nợ xấu. Quy định trách nhiệm thi hành giám sát việc thực hiện nợ xấu rõ ràng.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần ghi rõ các khoản nợ xấu nào của ngân hàng nào và vì sao để Quốc hội theo dõi và giám sát và Quốc hội quy định giải trình trong các kỳ họp, ông Nghĩa nêu ý kiến./.

Báo cáo về con số nợ xấu trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, tại thời điểm tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu sau khi được tính toán cẩn trọng ở mức 17,21% tổng dư nợ cho vay.

Nếu tính gộp nợ xấu nội bảng và nợ xấu của VAMC đã mua chưa xử lý, nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu trên cơ sở tính toán thận trọng của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu lên tới 10,08% (tương đương hơn 600.000 tỷ đồng)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cục máu đông” nợ xấu được “mổ xẻ” tại Nghị trường
“Cục máu đông” nợ xấu được “mổ xẻ” tại Nghị trường

VOV.VN - Sáng nay (7/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về xử lý nợ xấu và Luật các tổ chức tín dụng.

“Cục máu đông” nợ xấu được “mổ xẻ” tại Nghị trường

“Cục máu đông” nợ xấu được “mổ xẻ” tại Nghị trường

VOV.VN - Sáng nay (7/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về xử lý nợ xấu và Luật các tổ chức tín dụng.

Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế
Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế

VOV.VN - Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc, cần phải có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu do Quốc hội ban hành.

Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế

Thống đốc Lê Minh Hưng: Nợ xấu và sự rủi ro của nền kinh tế

VOV.VN - Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc, cần phải có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu do Quốc hội ban hành.

Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm
Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm

VOV.VN - Nợ xấu vẫn chưa được xử lý dứt điểm đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế.

Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm

Xử lý nợ xấu: Nghị quyết không phải để hợp thức hóa các vi phạm

VOV.VN - Nợ xấu vẫn chưa được xử lý dứt điểm đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế.

Cần có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu
Cần có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, do đó cần xây dựng một Nghị quyết về vấn đề nợ xấu.

Cần có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu

Cần có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu

VOV.VN - Nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ, do đó cần xây dựng một Nghị quyết về vấn đề nợ xấu.

Nợ xấu là “cục máu đông” của nền kinh tế cần xử lý
Nợ xấu là “cục máu đông” của nền kinh tế cần xử lý

VOV.VN - Nợ xấu được coi là “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm “tắc nghẽn”, cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.

Nợ xấu là “cục máu đông” của nền kinh tế cần xử lý

Nợ xấu là “cục máu đông” của nền kinh tế cần xử lý

VOV.VN - Nợ xấu được coi là “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm “tắc nghẽn”, cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.

Cựu Thống đốc NHNN nêu “bí kíp” thoát khỏi rủi ro nợ xấu
Cựu Thống đốc NHNN nêu “bí kíp” thoát khỏi rủi ro nợ xấu

VOV.VN - Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho rằng, chỉ phát triển thị trường tài chính lành mạnh mới có thể thoát khỏi rủi ro nợ xấu.

Cựu Thống đốc NHNN nêu “bí kíp” thoát khỏi rủi ro nợ xấu

Cựu Thống đốc NHNN nêu “bí kíp” thoát khỏi rủi ro nợ xấu

VOV.VN - Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu cho rằng, chỉ phát triển thị trường tài chính lành mạnh mới có thể thoát khỏi rủi ro nợ xấu.