Nới “room” 100% ở ngân hàng yếu kém cho nhà đầu tư ngoại?

VOV.VN -Việc nới “room” là nên làm nhưng phải cẩn trọng và có lộ trình để tránh cú sốc cho hệ thống tài chính.

Thông tin Việt Nam sẽ nới “room” cho nhà đầu tư (NĐT) ngoại lên 49% cổ phần tại các ngân hàng đang thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Có ý kiến còn cho rằng, Việt Nam nên tiến hành nhanh lộ trình nới “room” và còn nhiều ý kiến vẫn e dè nếu đẩy nhanh lộ trình này.

Theo TS Vũ Đình Ánh, mục tiêu tái cơ cấu (TCC) để có hệ thống NHTM ổn định hoạt động lành mạnh thì phải có nguồn lực. Khi nguồn lực trong nước đã nỗ lực khai thác thực hiện, các NHTM tự sắp xếp, hợp nhất… thì tới đây nguồn lực từ nước ngoài cùng tham gia vào tiến trình này là cần thiết. Các định chế tài chính quan tâm và mong muốn tham gia TCC thì nới “room” hợp nhất là việc làm cần thiết, nên làm.

Tuy nhiên, ông Ánh cũng cảnh báo rằng: “Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng khá nhạy cảm nên việc tham gia của NĐT nước ngoài ở mức độ nào cần cân nhắc”.

Theo quan điểm của TS Ánh thì một số NH nhỏ và yếu thì có thể xem xét ở mức 49% hoặc tới 100%. Việc bán NH cho NĐT nước ngoài và nhóm NĐT nước ngoài là cần thiết phải làm. Nhưng không nên giới hạn “room” chung cho các NĐT nước ngoài trong NH quá cao trong bối cảnh chúng ta phải giữ chủ quyền, can thiệp thực thi chính sách tiền tệ thông qua NHTM. Điều này sẽ không đơn giản nếu NĐT nước ngoài chiếm tỷ trọng quá lớn và NHTMCP lớn thông qua đó chi phối cả hệ thống tài chính. Cần thận trọng để tránh rủi ro.

Đồng tình với việc nên nới “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài, TS.Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cho rằng nên phân nhóm ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để có thể cho phép mức độ nới room khác nhau. Ví dụ như 49% là đối với ngân hàng hoạt động bình thường, còn mức độ cao hơn 70% - 75% cho một số ngân hàng thực sự yếu kém và người ta sẵn sàng mở toang cửa ra để thu hút đầu tư nước ngoài vào tham gia công cuộc quản trị điều hành.

Bởi theo ông Lực, những ngân hàng yếu kém, vốn của họ không lớn, quản trị điều hành lại có vấn đề, còn các đầu tư nước ngoài vào đều muốn có được quyền kiểm soát. Trên thực tế cũng cho thấy, những ông chủ mới phải “thay máu” quản lý tại ngân hàng đó mới có kết quả tốt.

Tuy nhiên, nếu như ngân hàng đó yếu kém vậy thì nhà đầu tư ngoại có tham gia đầu tư 100% không? Trả lời câu hỏi này, ông Lực cho là không như vậy. Bởi dù sao vốn điều lệ hay giá trị của những ngân hàng này khá nhỏ so với vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, hệ số PE (hệ số chứng khoán, giá chứng khoán) so với thu nhập ở mức độ khá thấp trong khu vực, khoảng 11.0 còn khu vực từ 14.0 – 15.0. “Nên giá đó cũng khá hấp dẫn so với nhà đầu tư ngoại” – ông Lực khẳng định.

Việc nới room, theo ông Lực cần phải có lộ trình. Nếu “mở toang” sẽ tạo ra cú sốc. Còn nhớ vào năm 2007, khi chúng ta bắt đầu gia nhập WTO, đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam lên tới trên 60 tỷ USD và giải ngân cũng khá lớn. Do đó, năm đó chúng ta gặp áp lực lạm phát cùng với tín dụng trong nước tăng nhanh tới 53% cho nên lạm phát của 2008 lên đến 23%.

“Rõ ràng, chúng ta cần phải có những kiểm soát dòng vốn nhất định, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn hay việc quản lý vốn khó khăn hơn. Bởi thị trường tài chính hiện nay phức tạp hơn, rộng hơn, tinh vi hơn” – ông Lực nói.

Ông Lực cũng cho rằng, việc nới “room” cho NĐT nước ngoài không lo ngại sở hữu chéo. Bởi kinh nghiệm các nước trong việc kiểm soát sở hữu chéo đã có, cơ chế giám sát rõ ràng và minh bạch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng
Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng

(VOV) -Nợ xấu làm tắc nghẽn kênh huy động vốn của nền kinh tế, không giải quyết được thì không thể tái cơ cấu các NHTM.

Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng

Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng

(VOV) -Nợ xấu làm tắc nghẽn kênh huy động vốn của nền kinh tế, không giải quyết được thì không thể tái cơ cấu các NHTM.

Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền
Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền

Ngoài ra, tái cơ cấu ngân hàng cũng phải bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.  

Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền

Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền

Ngoài ra, tái cơ cấu ngân hàng cũng phải bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.  

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành căn cơ cả lãi suất huy động và cho vay.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành căn cơ cả lãi suất huy động và cho vay.

IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng
IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng

IMF cũng khuyến nghị Việt Nam nên cẩn trọng trong những đợt giảm lãi suất và xây dựng lại quỹ dự trữ ngoại hối.

IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng

IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng

IMF cũng khuyến nghị Việt Nam nên cẩn trọng trong những đợt giảm lãi suất và xây dựng lại quỹ dự trữ ngoại hối.

NHNN: Một số cổ đông lớn vẫn chống đối tái cơ cấu ngân hàng
NHNN: Một số cổ đông lớn vẫn chống đối tái cơ cấu ngân hàng

(VOV) - Trong quý I, Ngân hàng Nhà nước mua được 3,18 tỷ USD, đưa mức dự trữ ngoại hối lên 12 tuần nhập khẩu.

NHNN: Một số cổ đông lớn vẫn chống đối tái cơ cấu ngân hàng

NHNN: Một số cổ đông lớn vẫn chống đối tái cơ cấu ngân hàng

(VOV) - Trong quý I, Ngân hàng Nhà nước mua được 3,18 tỷ USD, đưa mức dự trữ ngoại hối lên 12 tuần nhập khẩu.

Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại
Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại

VOV.VN - Xử lý nợ xấu, tăng cường thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro sẽ là tiền đề tốt cho tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.

Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại

Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại

VOV.VN - Xử lý nợ xấu, tăng cường thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro sẽ là tiền đề tốt cho tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.