Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm phát triển ngành Dệt may và Da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới.

Phát triển ngành Dệt may và Da giầy phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam, phù hợp với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đồng thời gắn với hội nhập quốc tế và cuộc các mạng công nghiệp 4.0. Đến năm 2035, ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Phấn đấu giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy cả nước bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,8% - 7%/năm, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,2% - 7,7%/năm. Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giầy cả nước năm 2025 đạt 77 - 80 tỷ USD và năm 2030 đạt 106 - 108 tỷ USD.

Đến năm 2025, thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy đạt hơn 90% mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước và phấn đấu giảm dần khoảng cách với mức bình quân chung cả nước.

Đến năm 2030, phấn đấu thu nhập của lao động ngành Dệt May và Da Giầy đạt tương đương mức thu nhập của lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm dần khoảng cách với mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước.

Phấn đấu giai đoạn 2031 – 2035 Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may, da giầy đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững; thời trang Việt Nam được ghi danh trên bản đồ thời trang thế giới với các sự kiện về thời trang thu hút được sự quan tâm và tham gia của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới. Định hướng phát triển thời trang dệt may và da giầy là thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia.

Phát triển Trung tâm thời trang tại TP.HCM và Thủ đô Hà Nội; đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may và da giầy kết hợp chặt chẽ với chiến lược tiếp thị và chiến lược truyền thông; hướng sản phẩm thời trang dệt may và da giầy phục vụ nhu cầu trong nước, ngoài nước và khách du lịch, gắn với xu thế thế giới về các sản phẩm xanh, sản phẩm tiện lợi. Đồng thời, phát triển một số tổ hợp chuyên ngành tại ba miền Bắc, Trung, Nam (kết hợp với ngành Dệt may) và cụm công nghiệp chuyên ngành có vị trí thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp thành mạng lưới chuỗi cung ứng từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất nguyên, phụ liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Bên cạnh đó, hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may, da giày tại một số địa phương phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh,...), khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh, Long An...), để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nhà nhập khẩu Australia quan tâm tới hàng dệt may, giày da Việt Nam
Các nhà nhập khẩu Australia quan tâm tới hàng dệt may, giày da Việt Nam

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Australia đang tăng mạnh với mức tăng gần 34% trong 10 tháng của năm 2022. Trong đó, hàng dệt may, giày da Việt Nam đang là mặt hàng được nhiều nhà xuất khẩu Australia quan tâm.

Các nhà nhập khẩu Australia quan tâm tới hàng dệt may, giày da Việt Nam

Các nhà nhập khẩu Australia quan tâm tới hàng dệt may, giày da Việt Nam

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Australia đang tăng mạnh với mức tăng gần 34% trong 10 tháng của năm 2022. Trong đó, hàng dệt may, giày da Việt Nam đang là mặt hàng được nhiều nhà xuất khẩu Australia quan tâm.

Doanh nghiệp dệt may “xoay xở” đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động
Doanh nghiệp dệt may “xoay xở” đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động

VOV.VN - Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu 10 tháng năm nay tăng trưởng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra nhưng càng về thời điểm cuối năm dấu hiệu giảm rõ rệt. Với ngành dệt may, tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dệt may “xoay xở” đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động

Doanh nghiệp dệt may “xoay xở” đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động

VOV.VN - Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu 10 tháng năm nay tăng trưởng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra nhưng càng về thời điểm cuối năm dấu hiệu giảm rõ rệt. Với ngành dệt may, tình trạng thiếu đơn hàng sản xuất đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.

Dệt may tin tưởng xuất khẩu 42 tỷ USD năm 2022 hướng đến 45 tỷ USD năm 2023
Dệt may tin tưởng xuất khẩu 42 tỷ USD năm 2022 hướng đến 45 tỷ USD năm 2023

VOV.VN - Dù đang phải đối diện với nhiều thách thức do đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, song ngành dệt may vẫn kỳ vọng những dấu hiệu khởi sắc trong năm tới với mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn.

Dệt may tin tưởng xuất khẩu 42 tỷ USD năm 2022 hướng đến 45 tỷ USD năm 2023

Dệt may tin tưởng xuất khẩu 42 tỷ USD năm 2022 hướng đến 45 tỷ USD năm 2023

VOV.VN - Dù đang phải đối diện với nhiều thách thức do đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, song ngành dệt may vẫn kỳ vọng những dấu hiệu khởi sắc trong năm tới với mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn.