Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: 3 vấn đề gây chậm giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu đánh giá, khắc phục việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công.

Trước thực tiễn giải ngân vốn đầu tư công trung hạn gặp nhiều vướng mắc, chậm tiến độ, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, sáng nay (10/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm 2018, Nghị quyết số 01 của Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn theo kế hoạch. Đây là thách thức, do đó cần phải đánh giá vì sao chậm trễ và phải khắc phục.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Nhiệm kỳ 2016- 2020 là giai đoạn đầu tiên cả nước thực hiện đầu tư công trung hạn nên theo các quy định của Luật Đầu tư công, với nhiều quy định chặt chẽ, siết chặt đầu tư công, khắc phụ tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, kém hiệu qủa của những năm trước.

Trong hai năm 2016, 2017, Chính phủ lần lượt ban hành Nghị quyết số 60 và 70, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 Chỉ thị để tăng cường giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ đó và sự nỗ lực rất lớn của các bộ, địa phương, năm 2016, cả nước giải ngân được 91,3% kế hoạch năm, năm 2017 giải ngân được 85,6% kế hoạch (là năm cả nước xây dựng nhiều công trình đầu tư mới dùng vốn trái phiếu CP với thủ tục đầu tư phức tạp).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu khó khăn trong triển khai đầu tư công thời gian qua là khả năng cân đối ngân sách nhà nước, các địa phương chưa rà soát, cắt giảm, điều chỉnh, phân kỳ đầu tư hoặc bổ sung vốn khác đối với các dự án chưa được bố trí đủ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; cơ chế đối tác công- tư chưa hấp dẫn, thu hút tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, dịch vụ công.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng một số bộ, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch trung hạn nên quá nhiều dự án đưa vào danh mục, đồng thời chậm trễ trong tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, gây khó cho tổng hợp kế hoạch, số vốn chưa được phân bổ hoặc đã có dự kiến phân bổ nhưng chưa giao được kế hoạch còn lớn.

Đánh giá 2 năm còn lại của việc thực hiện kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, khả năng không bảo đảm được mức vốn đã được Quốc hội thông qua. Cụ thể, với nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương, tốc độ năm sau thấp hơn năm trước nên trong 2 năm tới kế hoạch trung hạn còn lại quá nhiều, tạo sức ép lớn tới cân đối và phân bổ vốn trong kế hoạch hàng năm và tiến độ các dự án đã được giao. Trong khi đó, nguồn vốn cân đối của ngân sách địa phương thì ngược lại năm sau tăng quá nhanh so với năm trước dẫn tới nguồn này không bảo đảm đủ cân đối cho kế hoạch hàng năm.

Để thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công, Bộ Kế  hoạch và Đầu tư kiến nghị, Chính phủ dự kiến kịch bản giải ngân 2 năm còn lại với các Dự án đã có trong kế hoạch để xác định nhu cầu và khả năng giải ngân, làm căn cứ rà soát Kế hoạch đầu tư công trung hạn, đánh giá dự án tập trung đầu tư, dự án đình hoãn, giãn tiến độ, chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025; xây dựng phương án sử dụng 10% nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ rõ 3 vấn đề gây cản trở đối với giải ngân vốn đầu tư công. Thứ nhất là vướng mắc các quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định số 77, 36 và 61 của Chính phủ về triển khai Luật. Thứ hai, giải ngân vốn đầu tư công chậm gặp khó ở ngay khâu tổ chức thực hiện chậm trễ giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các bộ, ngành, địa phương khác. Thứ ba là việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, đổi mới tư duy quản lý chưa được Bộ quan tâm thực hiện.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị, Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung chỉ đạo, phân nhiệm cho chức danh cụ thể phụ trách tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

"Phải cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, và bao trùm lên đó là hệ số ICOR về việc sử dụng vốn đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng. Đây là chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng", ông Vương Đình Huệ lưu ý.

Để sửa đổi pháp luật về đầu tư công, Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương để đánh giá đúng mặt tích cực, những điều còn bất hợp lý của Luật hiện hành và sau 3 năm triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn để đề xuất điều chỉnh.

Từ thực tiễn nhiều địa phương vượt thu ngân sách được bố trí vốn đầu tư công cao hơn quy định, ngân sách trung ương được bổ sung lượng lớn tiền thu từ bán vốn và các điều kiện thu hút ODA, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá khả năng thu chi, nghiên cứu điều chỉnh gói đầu tư công trung hạn lên trên mức 2 triệu tỷ đồng, tập trung cho các công trình trọng điểm, có tính lan toả về kinh tế, xã hội, trên cơ sở bảo đảm chỉ tiêu về bội chi ngân sách, nợ công tới năm 2020 để trình Quốc hội xem xét, quyết định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn đầu tư công khoảng 10 - 11% GDP giai đoạn 2017 - 2020
Vốn đầu tư công khoảng 10 - 11% GDP giai đoạn 2017 - 2020

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Vốn đầu tư công khoảng 10 - 11% GDP giai đoạn 2017 - 2020

Vốn đầu tư công khoảng 10 - 11% GDP giai đoạn 2017 - 2020

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công không hoàn thành kế hoạch?
Vì sao giải ngân vốn đầu tư công không hoàn thành kế hoạch?

VOV.VN - Năm nào Quốc hội và Chính phủ cũng đưa ra kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công khá cụ thể nhưng hầu hết các địa phương chưa năm nào “về đích”.

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công không hoàn thành kế hoạch?

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công không hoàn thành kế hoạch?

VOV.VN - Năm nào Quốc hội và Chính phủ cũng đưa ra kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công khá cụ thể nhưng hầu hết các địa phương chưa năm nào “về đích”.

Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công
Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công

VOV.VN - Mục tiêu của Đề án là tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công...

Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công

Thủ tướng phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công

VOV.VN - Mục tiêu của Đề án là tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công...

Kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công 2017 sang năm 2018
Kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công 2017 sang năm 2018

VOV.VN -  Bộ KHĐT yêu cầu các dự án làm rõ lý do không giải ngân được hết vốn đầu tư công trong năm 2017 và sự cần thiết phải kéo dài sang năm 2018.

Kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công 2017 sang năm 2018

Kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công 2017 sang năm 2018

VOV.VN -  Bộ KHĐT yêu cầu các dự án làm rõ lý do không giải ngân được hết vốn đầu tư công trong năm 2017 và sự cần thiết phải kéo dài sang năm 2018.