Quá khó cho người tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên

VOV.VN - Để được vay vốn tái canh cây cà phê, người dân phải cải tạo đất 2 năm sau khi phá bỏ cà phê thì mới được vay vốn là quy định không hợp lý.

Theo bà Nguyễn Thị Huệ, ĐBQH đoàn Đắk Lắk, từ hơn 4 năm nay giá cà phê trên thị trường nội địa ngày một xuống dần. Sau khi giá cà phê chạm đỉnh trên 50.000 đồng/kg, nay đã có lúc dưới 30.000 đồng/kg. Mới đây có dịp tăng nhẹ lại nhưng chưa ai dám đảm bảo rằng giá sẽ ổn định và tốt hơn. Trong khi đó, giá hồ tiêu cũng đang giảm không phanh, từ trên 200.000 đồng/kg thì đến nay chỉ còn 130.000 – 140.000 đồng/kg.

Ít nhất sau 5 năm tái canh cà phê người nông dân mới có thu nhập.
(Ảnh minh họa: KT)
Bà Huệ cho biết, do giá cà phê không ổn định và giảm thấp, hiện nay ở Tây Nguyên nhiều nơi đang chặt bỏ cây cà phê - một cây trồng chiến lược để thay thế cây chanh dây hoặc những loại cây khác để chạy theo cơn sốt thị trường nhất thời sẽ là điều rất đáng lo ngại.

Thực tế là đầu và giữa năm 2015 giá chanh dây với mức 54.000 đồng/kg, nhiều hộ nông dân chặt cà phê trồng chanh dây thì nay giá chanh dây tuột xuống chỉ còn có 10.000 đồng/kg.

Trong khi đó, thực tế triển khai chính sách tái canh cho cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay đang bất cập, do phải tuân thủ một số điều kiện khiến cho nông dân rất khó tiếp cận được nguồn vốn này.

Cụ thể là gói vốn vay cho chương trình này là 17.000 tỷ đồng được giao cho Ngân hàng NN&PTNT, nhưng điều kiện để được vay là người dân phải cải tạo đất 2 năm sau khi phá bỏ cà phê thì mới được vay vốn. Điều này rất khó cho nông dân, vì khi muốn tái canh cây cà phê, trong 2 năm đầu phải cải tạo đất, cộng với 3 năm kiến thiết cơ bản nên 5 năm sau mới có thu hoạch. Như vậy trong 5 năm sau tái canh, người nông dân không biết lấy gì để sống.

Thêm vào đó, điều kiện để tái canh cần phải có xét nghiệm về tuyến trùng, nấm trong đất, nguồn giống phải được cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT hoặc các Sở NN&PTNT công nhận thì mới được tiếp cận vốn vay.

Từ những thực tế trên, bà Huệ khẩn thiết đề nghị nhà nước cần đưa ra phương sách kịp thời để cứu cây cà phê vùng Tây Nguyên, nơi người nông dân đang phải đau lòng chặt bỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên
Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai cho vay, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng.

Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

Cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai cho vay, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng.

Giá cà phê giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp điêu đứng
Giá cà phê giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp điêu đứng

VOV.VN -Từ đầu vụ tới nay, giá cà phê nhân sụt giảm liên tục từ 42.000 đồng xuống chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, khiến một loạt DN kinh doanh mặt hàng này ở Gia Lai gặp nhiều khó khăn

Giá cà phê giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp điêu đứng

Giá cà phê giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp điêu đứng

VOV.VN -Từ đầu vụ tới nay, giá cà phê nhân sụt giảm liên tục từ 42.000 đồng xuống chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, khiến một loạt DN kinh doanh mặt hàng này ở Gia Lai gặp nhiều khó khăn

Cấp bách "tái canh" cây cà phê
Cấp bách "tái canh" cây cà phê

Các nhà khoa học nhận định, nếu không "tái canh" cà phê thì chỉ 5-10 năm nữa, ngành cà phê sẽ rơi vào thảm họa khó cứu vãn.

Cấp bách "tái canh" cây cà phê

Cấp bách "tái canh" cây cà phê

Các nhà khoa học nhận định, nếu không "tái canh" cà phê thì chỉ 5-10 năm nữa, ngành cà phê sẽ rơi vào thảm họa khó cứu vãn.