Sản xuất công nghiệp 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tăng trưởng dương

VOV.VN - Mặc dù bối cảnh cho phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng sản xuất công nghiệp của 28 địa phương khu vực phía Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.

Hội nghị do Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hà Nội tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Trong nửa đầu năm nay, 25 trong tổng số 28 địa phương phía Bắc có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Cùng với chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc ước đạt 1.404 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ước đạt hơn 120 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ. 24 trong tổng số 28 địa phương trong vùng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.

Tuy nhiên, ngành Công Thương khu vực phía Bắc vẫn tồn tại những hạn chế. Trong đó, tại một số các tỉnh, thành phố, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng xét về tổng thể vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; chưa hình thành được hệ thống các chợ đầu mối, trung tâm phân phối hàng hóa lớn.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai nhiệm vụ của ngành công thương vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc.

“Khó khăn, vướng mắc, chồng chéo về các cơ chế, chính sách, ban hành sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật là chưa được kịp thời. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện thì thực sự là vướng mắc, thể hiện ở đây thì chúng ta nhận thấy riêng 28 Sở Công Thương các tỉnh thì đã có tới 89 kiến nghị gửi về Bộ Công Thương trong các lĩnh vực. Đấy là những cái khó khăn lớn còn những khó khăn nhỏ trong triển khai các nhiệm vụ thường xuyên thì còn nhiều hơn nữa. Thứ hai nữa là chúng ta nhận thấy rằng rõ ràng là liên kết vùng chưa được kịp thời và thể hiện trong việc triển khai các quy hoạch cấp quốc gia và cấp vùng. Thứ ba nữa là các cơ chế, chính sách cho đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp và thương mại thì cũng chưa thực sự được quan tâm nhiều” - bà Trần Thị Phương Lan nói.

Theo Bộ Công Thương, những hạn chế về công tác liên kết kết nối vùng, khu vực hay việc phối hợp các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư sẽ là thách thức đáng kể của ngành Công Thương khu vực phía Bắc nói riêng, ngành Công Thương nói chung trong hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao trong năm nay, như chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8% kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, duy trì xuất siêu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 9%.

Để hoàn thành mục tiêu này, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương tiếp tục rà soát, bổ sung các chiến lược, đề án và kế hoạch phát triển các ngành kinh tế, nhất là lĩnh vực Công Thương để tích hợp vào quy hoạch tỉnh; theo dõi bám sát tình hình sản xuất kinh doanh đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh phân phối.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương công bố 3 Quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực năng lượng và khoáng sản
Bộ Công Thương công bố 3 Quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực năng lượng và khoáng sản

VOV.VN - Các quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng quả và bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp và xu thế phát triển của quốc tế

Bộ Công Thương công bố 3 Quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương công bố 3 Quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực năng lượng và khoáng sản

VOV.VN - Các quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng quả và bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp và xu thế phát triển của quốc tế

Những tín hiệu tích cực trong xử lý các dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành Công Thương
Những tín hiệu tích cực trong xử lý các dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành Công Thương

Thực hiện nhiệm vụ vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chủ động tham mưu phương hướng xử lý các dự án.

Những tín hiệu tích cực trong xử lý các dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành Công Thương

Những tín hiệu tích cực trong xử lý các dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành Công Thương

Thực hiện nhiệm vụ vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chủ động tham mưu phương hướng xử lý các dự án.

Tái hiện lịch sử ngành Công Thương Việt Nam qua bộ sách đồ sộ
Tái hiện lịch sử ngành Công Thương Việt Nam qua bộ sách đồ sộ

VOV.VN - Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam đã hoàn thành sau 2 năm sưu tầm nghiên cứu và biên soạn, đủ điều kiện để xuất bản và công bố rộng rãi với bạn đọc ở trong và ngoài Ngành.

Tái hiện lịch sử ngành Công Thương Việt Nam qua bộ sách đồ sộ

Tái hiện lịch sử ngành Công Thương Việt Nam qua bộ sách đồ sộ

VOV.VN - Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam đã hoàn thành sau 2 năm sưu tầm nghiên cứu và biên soạn, đủ điều kiện để xuất bản và công bố rộng rãi với bạn đọc ở trong và ngoài Ngành.