Sản xuất công nghiệp TP HCM tăng chậm

5 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp của TP HCM tăng 4,6% trong khi cùng kỳ năm 2012 tăng 4,8%.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục giảm mạnh, lượng hàng hóa tồn kho vẫn ở mức cao, sức mua yếu… là một số yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của TPHCM trong 5 tháng đầu năm 2013. Đây là nhận định tại báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp – thương mại thành phố 5 tháng đầu năm 2013 của Sở Công Thương TP HCM ngày 28/5.

So với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2012, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của thành phố 5 tháng đầu năm suy giảm và thấp hơn tăng trưởng bình quân cả nước. Cụ thể, sản xuất công nghiệp 5 tháng tăng 4,6% (cùng kỳ năm 2012 tăng 4,8%), trong khi đó sản xuất công nghiệp cả nước 5 tháng tăng 5,2%.

Ngoài ra theo Sở Công Thương, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm mạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất công nghiệp. Tổng vốn đầu tư FDI, kể cả tăng vốn, của TP HCM 5 tháng đầu năm chỉ đạt 362,1 triệu USD, giảm 43,2% so với cùng kỳ.

Đối với ngành sản xuất sản phẩm điện tử, lượng hàng tồn kho liên tục tăng cao do sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nhập khẩu và sức mua thấp. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng rơi vào tình trạng khó khăn tương tự khi nhiều dự án bị cắt giảm, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà dân cũng giảm.

Trong 5 tháng đầu năm, chỉ có một số ngành hàng có dấu hiệu khả quan như dệt may, da giày, sản xuất thực phẩm, đồ uống … Trong đó, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may thành phố đã có đơn hàng đến hết quí II/2013. Đơn hàng dồi dào của doanh nghiệp dệt may đã giúp ổn định việc làm cho hơn 306.000 công nhân trên địa bàn thành phố. Tương tự, đơn hàng xuất khẩu da giày tương đối khá, khoảng 80% doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 6/2013.  

Dự báo, trong các tháng cuối năm 2013, các ngành hàng có chỉ số tồn kho giảm như may mặc, giày da, sản phẩm từ nhựa, thiết bị điện, ô tô. Nếu các doanh nghiệp không có giải pháp cân đối sản xuất theo nhu cầu thị trường thì khả năng tồn kho cao sẽ tiếp tục xảy ra với các ngành vật liệt xây dựng, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, hóa chất, sản phẩm từ kim loại…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam cần có chính sách cụ thể cho công nghiệp phụ trợ
Việt Nam cần có chính sách cụ thể cho công nghiệp phụ trợ

(VOV) -Ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng nhóm công tác sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản nêu khuyến nghị này sáng 12/4.

Việt Nam cần có chính sách cụ thể cho công nghiệp phụ trợ

Việt Nam cần có chính sách cụ thể cho công nghiệp phụ trợ

(VOV) -Ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng nhóm công tác sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản nêu khuyến nghị này sáng 12/4.

Chuyển giao công nghệ - bước ngoặt của Công nghiệp Việt Nam
Chuyển giao công nghệ - bước ngoặt của Công nghiệp Việt Nam

(VOV) - Đây là chủ đề của Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam diễn ra chiều 9/5, tại Hà Nội.

Chuyển giao công nghệ - bước ngoặt của Công nghiệp Việt Nam

Chuyển giao công nghệ - bước ngoặt của Công nghiệp Việt Nam

(VOV) - Đây là chủ đề của Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam diễn ra chiều 9/5, tại Hà Nội.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 6,7%
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 6,7%

(VOV) - Công nghiệp cơ khí, dày da, giấy, đồ uống, khai thác, xử lý và cung cấp nước là các ngành có chỉ số tăng cao.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 6,7%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 6,7%

(VOV) - Công nghiệp cơ khí, dày da, giấy, đồ uống, khai thác, xử lý và cung cấp nước là các ngành có chỉ số tăng cao.

Hà Nội phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
Hà Nội phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

(VOV) - Nhóm sản phẩm thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm.

Hà Nội phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hà Nội phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

(VOV) - Nhóm sản phẩm thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm.