Tận dụng lợi thế đầu tư của ADB cho 5 tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - ADB đề xuất mỗi tỉnh trong khu vực nên chọn 2 - 3 dự án mang tính trọng điểm và có tính khả thi để kêu gọi đầu tư.

Ngày 23/8, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh và Tổng Giám đốc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam – Tomoyuki Kimura có buổi làm việc với 5 tỉnh Tây Nguyên nhằm chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất các nhà tài trợ khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia sẽ diễn ra vào đầu năm 2014.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bùi Quang Vinh và Tổng Giám đốc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam – Tomoyuki Kimura tại buổi làm việc với 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung đánh giá Quy hoạch tổng thể cho Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. Qua đó, xác định mục tiêu, hướng đầu tư và các dự án cụ thể cho phát triển 6 tỉnh của Việt Nam nằm trong khu vực Tam giác phát triển gồm tỉnh Bình Phước và 5 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng.

Theo các chuyên gia của ADB tại Việt Nam, Tây Nguyên là khu vực giàu tiềm năng, lợi thế nhưng chưa phát huy tốt để tạo động lực phát triển. Các tỉnh trong khu vực đã đề xuất khoảng 180 dự án trong bản Quy hoạch tổng thể cho Tam giác phát triển.

Tuy nhiên, các dự án này còn dàn trải, chưa tập trung và chưa mang tính liên kết vùng, khó tạo hiệu quả lớn và lâu dài, do đó, khó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, tài trợ. Qua đó, ADB đề xuất mỗi tỉnh trong khu vực nên chọn 2 - 3 dự án mang tính trọng điểm và có tính khả thi để kêu gọi đầu tư trong Hội nghị lần thứ nhất các nhà tài trợ khu vực Tam giác phát triển.

ADB cũng đã đưa ra 7 lĩnh vực ưu tiên hợp tác tài trợ cho khu vực và ưu tiên hàng đầu là lĩnh vực giao thông có tính kết nối vùng. Mục tiêu của ADB là phát triển hành lang giao thông phải trở thành thành hành lang kinh tế, kết nối các các trung tâm, vùng kinh tế với nhau, tạo điều kiện cho cả khu vực phát triển một cách nhanh chóng, bền vững.

Từ những gợi ý của ADB, lãnh đạo mỗi tỉnh Tây Nguyên đã đề xuất một số dự án trọng điểm. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề phát triển giao thông, đặc biệt là các tuyến Quốc lộ 14, 19 và nâng cấp, mở rộng các sân bay trong khu vực.

Cùng với đó, hiện nay các sản phẩm có lợi thế của khu vực như cà phê, cao su, hồ tiêu đều được bán thô, giá trị gia tăng thấp do đó cần có các dự án đầu tư chế biến chuyên sâu để nâng cao giá trị sản phẩm.

Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đưa ra những kiến nghị như cần có cơ chế quản lý, hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển để tháo gỡ những rào cản của ba nước, cần phải có cơ chế đặc thù, ưu đãi đặc biệt cho khu vực để thu hút đầu tư.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, sự hỗ trợ trực tiếp của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là rất quan trọng cho sự phát triển của khu vực Tam giác phát triển. Việc tổ chức thành công Hội nghị các nhà trợ lần thứ nhất do ADB tài trợ sẽ đặt nền móng lâu dài cho việc thu hút và kêu gọi sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế đối với khu vực.

“Nếu như Hội nghị lần thứ nhất thành công, chúng ta chuẩn bị kỹ được những tài liệu, những chương trình để có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ, của quốc tế đối với khu vực này và tạo ra một hội nghị định kỳ, có thể thường niên hoặc hai năm một lần thì có thể nói chúng ta đã thành công. Chúng ta sẽ tạo ra một nguồn lực, kể cả kinh nghiệm chia sẻ của các tổ chức quốc tế trong việc phát triển và khai thác lợi thế, không chỉ nguồn lực mà chính là kinh nghiệm, cách làm, cách tiếp cận vấn đề của nhà tài trợ quốc tế rất tốt”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ nút thắt để thu hút đầu tư vào Tây Nguyên
Gỡ nút thắt để thu hút đầu tư vào Tây Nguyên

(VOV) - Nút thắt khiến các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước còn băn khoăn khi đầu tư vào Tây Nguyên chính là hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng.

Gỡ nút thắt để thu hút đầu tư vào Tây Nguyên

Gỡ nút thắt để thu hút đầu tư vào Tây Nguyên

(VOV) - Nút thắt khiến các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước còn băn khoăn khi đầu tư vào Tây Nguyên chính là hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng.

Đàm phán vay vốn ADB phát triển nông thôn Tây Nguyên
Đàm phán vay vốn ADB phát triển nông thôn Tây Nguyên

(VOV) - Thời gian đàm phán dự kiến diễn ra 2 ngày trong tháng 6/2013 tại Hà Nội.

Đàm phán vay vốn ADB phát triển nông thôn Tây Nguyên

Đàm phán vay vốn ADB phát triển nông thôn Tây Nguyên

(VOV) - Thời gian đàm phán dự kiến diễn ra 2 ngày trong tháng 6/2013 tại Hà Nội.

Kinh tế Tây Nguyên đạt mức thấp nhất 10 năm qua
Kinh tế Tây Nguyên đạt mức thấp nhất 10 năm qua

VOV.VN - Tăng trưởng GDP toàn vùng chỉ đạt khoảng 9%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Kinh tế Tây Nguyên đạt mức thấp nhất 10 năm qua

Kinh tế Tây Nguyên đạt mức thấp nhất 10 năm qua

VOV.VN - Tăng trưởng GDP toàn vùng chỉ đạt khoảng 9%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Gần 24.000 tỷ đồng đầu tư cho Tây Nguyên
Gần 24.000 tỷ đồng đầu tư cho Tây Nguyên

(VOV) -Số vốn này được cam kết đầu tư cho Tây Nguyên phát triển: chế biến cà phê, cao su, du lịch sinh thái, công nghiệp hiện đại...

Gần 24.000 tỷ đồng đầu tư cho Tây Nguyên

Gần 24.000 tỷ đồng đầu tư cho Tây Nguyên

(VOV) -Số vốn này được cam kết đầu tư cho Tây Nguyên phát triển: chế biến cà phê, cao su, du lịch sinh thái, công nghiệp hiện đại...