Tăng trưởng tín dụng - Cần chất hơn lượng!

VOV.VN -Tăng trưởng tín dụng cả năm khó đạt 12%, các ngân hàng lại tăng cường đẩy tín dụng khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại.


Không nên đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% bằng mọi giá. Ảnh: Trube


Đẩy tín dụng

Thống kê của Viện Chiến lược ngân hàng trong năm 2011, 2012 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm đã giảm từ trên 30% xuống còn hơn 10% nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn đã được nâng cao.

Trong 10 tháng của năm 2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ ở mức hơn 7%. Còn theo số liệu của NHNN, trước đó tính đến ngày 30/7, tăng trưởng tín dụng cả hệ thống chỉ đạt 5,15% đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% có thể không đạt được trong năm nay.

Trước thực trạng này, để bảo đảm lợi nhuận theo kế hoạch từ đầu quý III/2013, các ngân hàng (NH) thực hiện nhiều biện pháp nhằm kích tăng trưởng tín dụng như: Ồ ạt tung ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi để kích tăng trưởng tín dụng, xin nới “room” tăng trưởng tín dụng.

Nhìn bình diện chung, các chương trình, gói tín dụng của các NH có đặc điểm là lãi suất đã giảm đáng kể so với trước đây. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 9 -12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 -2006, thấp hơn năm 2007. Một số NH đưa ra những chương trình cụ thể, lãi suất ưu đãi cho khách hàng. Ví như, ABB anh đưa ra chương trình “Ưu đãi đặc biệt cho sản xuất kinh doanh” với gói hỗ trợ tài chính 300 tỷ đồng, lãi suất 8,99%/năm áp dụng trong 3 tháng đầu tiên dành cho khách hàng; OceanBank hỗ trợ vay vốn lãi suất 8,5% cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ kinh doanh trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2014; HDBank đang triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng ưu đãi cho vay tiêu dùng lãi suất 0%/năm cho tháng đầu tiên; SHB áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng mua ô tô chỉ 5,88%/năm trong 3 tháng đầu kể từ ngày giải ngân…

Bên cạnh đó, một số NH xin điều chỉnh nới “room” tăng trưởng tín dụng. VIB đã xin điều chỉnh lên mức 20%, NH Nam Á xin nới lên 3,3 lần từ chỉ tiêu 9% hồi đầu năm lên mức 30%, NH Hợp tác xã xin điều chỉnh lên 15%...

Thậm chí, để tăng nhanh tín dụng cuối năm có ý kiến cần thiết phải hạ chuẩn tín dụng. Tuy nhiên, việc làm này các chuyên gia kinh tế đánh giá là sẽ đem lại rủi ro cho các NH.

Chú trọng tăng trưởng về chất

Nhận định về động thái các NH giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - Tiền tệ quốc gia cho biết, việc một số NH hạ sâu lãi suất cho vay là rất tốt. Điều này giúp người vay tiền có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn vay thúc đẩy tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, các NH phải giám sát kỹ việc đưa nguồn vốn tới đúng địa chỉ, tránh chệch hướng.

Điều lo lắng này không phải không có cơ sở, bởi lẽ trước đây các NH cũng vì quá mải mê chạy theo lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng mà tự chuốc lấy rủi ro, nợ xấu tăng cao. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra lúc này là tăng trưởng tín dụng đạt được về lượng là 12% song cũng cần thiết phải bảo đảm về chất, bảo đảm đồng vốn đi vào sản xuất, kinh doanh, tránh nợ xấu tăng cao.

Đây cũng là nội dung được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm và phát biểu tại buổi hội thảo khuyến nghị chính sách tiền tệ được tổ chức mới đây. Theo TS. Vũ Đình Ánh, không cần thiết cố đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng 12% bằng mọi giá mà chỉ cần tăng trưởng 10% đã “rất tốt”. TS. Vũ Đình Ánh phân tích, năm 2012 tín dụng cả nền kinh tế chỉ tăng 8,91% nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt 5,25%. “Vậy chẳng có lý do gì phải ép cho tín dụng tăng 12%. Nhất là trong bối cảnh trách nhiệm không nới lỏng tiền tệ với NHNN trong thời gian tới sẽ rất lớn”, ông Ánh nói.

Đồng quan điểm với TS. Vũ Đình Ánh, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng không nên cưỡng ép lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. Bởi lẽ, tín dụng không chỉ phụ thuộc vào việc đẩy vốn ra từ NH mà nó còn phụ thuộc vào cầu, điều kiện sản xuất. Trên thực tế, các NH hiện đã làm hết cách để tăng trưởng tín dụng nhưng khả năng hấp thụ của doanh nghiệp khá yếu.

Còn ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nêu ý kiến, NHNN không cần đặt ra bất cứ giá nào để tăng trưởng tín dụng đạt 12%, đạt 9 - 10% là tốt rồi. Điều quan trọng là chất lượng nợ, xử lý nợ xấu như thế nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%
Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%

VOV.VN -Tính đến 31/10/2013, dư nợ tín dụng tăng 7,18% so với cuối năm 2012 và thường tăng trưởng mạnh trong quý 4.

Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%

Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng năm 2013 sẽ đạt 11-12%

VOV.VN -Tính đến 31/10/2013, dư nợ tín dụng tăng 7,18% so với cuối năm 2012 và thường tăng trưởng mạnh trong quý 4.

NHNN dự trữ đủ tiền cho tăng trưởng tín dụng cuối năm
NHNN dự trữ đủ tiền cho tăng trưởng tín dụng cuối năm

VOV.VN -Những tháng cuối năm, nếu tín dụng tăng mạnh sẽ không lo ảnh hưởng đến kế hoạch cung tiền và tăng lạm phát.

NHNN dự trữ đủ tiền cho tăng trưởng tín dụng cuối năm

NHNN dự trữ đủ tiền cho tăng trưởng tín dụng cuối năm

VOV.VN -Những tháng cuối năm, nếu tín dụng tăng mạnh sẽ không lo ảnh hưởng đến kế hoạch cung tiền và tăng lạm phát.

Cần tăng tín dụng 1,7%/tháng các tháng cuối năm
Cần tăng tín dụng 1,7%/tháng các tháng cuối năm

VOV.VN-Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm, từ nay đến cuối năm, cần tăng 1,7%/tháng.

Cần tăng tín dụng 1,7%/tháng các tháng cuối năm

Cần tăng tín dụng 1,7%/tháng các tháng cuối năm

VOV.VN-Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, muốn đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm, từ nay đến cuối năm, cần tăng 1,7%/tháng.

Điều chỉnh lãi suất, tăng nguy cơ tín dụng ảo
Điều chỉnh lãi suất, tăng nguy cơ tín dụng ảo

Những tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại đang vào đợt tăng lãi suất huy động mới.

Điều chỉnh lãi suất, tăng nguy cơ tín dụng ảo

Điều chỉnh lãi suất, tăng nguy cơ tín dụng ảo

Những tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại đang vào đợt tăng lãi suất huy động mới.