Thị trường chứng khoán 1 ngày sau khi Chính phủ Mỹ đóng cửa

Phiên giao dịch ngày 01/10/2013, các nhà đầu tư toàn cầu im lặng sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tại Washington. 

Một ngày sau khi Chính phủ Mỹ tạm thời phải đóng cửa một phần từ 12h00 ngày 01/10/2013, Bộ trưởng Tài chính, Jacob J. Lew tuyên bố, Mỹ bắt đầu sử dụng các biện pháp đặc biệt để tránh vi phạm trần nợ công và hối thúc Quốc hội tăng thẩm quyền vay vốn ngay lập tức, đây là giải pháp cuối cùng và chỉ áp dụng trong thời gian từ nay đến ngày 17/10/2013. Nếu biện pháp này được thực thi, Chính phủ chỉ còn 30 tỉ USD, thấp hơn nhu cầu chi tiêu thực tế khoảng 60 tỉ USD.

Các biện pháp khẩn cấp do Bộ Tài chính sử dụng là các thủ thuật kế toán cho phép Chính phủ tránh nguy cơ vi phạm trần nợ công 16.700 tỉ USD. Bao gồm, cho phép Chính phủ thực hiện nghiệp vụ hoán đối nợ với Ngân hàng Tài trợ liên bang (Federal Financing Bank) và Quĩ Hưu trí (Civil Service Retirement and Disability Fund).

Trong phiên giao dịch ngày 01/10/2013, các nhà đầu tư toàn cầu im lặng sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tại Washington. Chỉ số Euro Stoxx 50 của khu vực eurozone tăng 1,2%, chỉ số FTSE 100 tại London tăng 0,2%, riêng thị trường trái phiếu và ngoại hối không nhúc nhích. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm dần, sau khi tăng khá cao vào buổi sáng, trước khi phục hồi và đóng cửa với mức tăng 0,2% sau thông tin về khả năng sắp tăng thuế tiêu dùng.

Tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, thị trường chứng khoán đóng cửa đón quốc khánh. Tại Singapore, chỉ số Strait Times tăng 0,4%, chỉ số composite của Hàn quốc và chỉ số chứng khoán Đài Loan (TWSE) cùng tăng 0,1%. Tại Australia, chỉ số ASX 200 giảm 0,2% sau khi NHTW Australia quyết định chưa thay đổi lãi suất như kỳ vọng.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Phố Wall vẫn tăng điểm do các nhà đầu tư cho rằng, việc đóng cửa một phần trong 17 năm qua chỉ gây tác động hạn chế đối với nền kinh tế. Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/10/2013, chỉ số S&P 500 tăng 0,8% lên 1.695 điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,41% lên 15.191,7 điểm, chỉ số Nasdaq composite tăng 1,23% lên 3.818 điểm. Thị trường trái phiếu tương đối phẳng lặng, với lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên 2,635% sau khi chao đảo trong phiên giao dịch trước.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu này sẽ bị mất tính hấp dẫn nếu Chính phủ ngừng thanh toán lãi suất trái phiếu đã phát hành. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn là chứng khoán an toàn đối với các nhà đầu tư, và rối loạn hiện nay về bản chất cũng đều bắt nguồn từ lo ngại về tương lai của trái phiếu kho bạc như đã xảy ra vào năm 2011, khi Chính phủ tranh cãi về vấn đề trần nợ công.

Hiện tại, động lực thị trường không rõ ràng do giá cả trái phiếu đang hướng vào động thái của Fed về việc cắt giảm qui mô chương trình mua trái phiếu. Một số nhà kinh doanh trái phiếu cá cược là, tranh cãi chính trị sẽ dẫn đến khả năng là Fed sẽ tiếp tục mua trái phiếu, làm tăng tính hấp dẫn của loại chứng khoán này.

Một thông tin an ủi Phố Wall được chuyên gia chiến lược Joseph P. Quinlan thuộc Bank of America cho biết, khi chính phủ đóng cửa 21 ngày vào cuối năm 1995, S&P 500 đã tăng 0,1%. Tình hình hiện nay hơi khác một chút, nhưng mỗi đợt đóng cửa thường được tiếp theo bằng tranh luận về việc nâng trần nợ công.

Theo dữ liệu do Bloomberg thu thập được, ngân sách Mỹ vào thời điểm tháng 6/2013 thâm hụt 4,3% GDP, giảm từ tỉ lệ 10,1% vào tháng 02/2010 và là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2008, khi Tổng thống Obama bắt đầu vào Nhà Trắng. Báo cáo do Bộ tài chính đưa ra ngày 12/9/2013 cho biết, trong 11 tháng đầu của năm tài khóa 2013 (kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua), mức thâm hụt là 755,3 tỉ USD, con số thấp nhất trong 5 năm qua.

Theo kế hoạch, Thượng nghị viện sẽ họp lại vào chiều 02/10, nếu vẫn không cho phép hoãn lại kế hoạch của Nhà Trắng và giới hạn Luật Y tế. Đổi lại, Nhà Trắng sẽ bổ sung “điều khoản dự phòng” về biện pháp chi tiêu và gửi lại Thượng Nghị viện.

Các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư lo ngại, việc Chính phủ đóng cửa trong tuần này không chỉ làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, mà còn khiến Chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau khi đạt được giới hạn vay nợ trong thời gian khoảng 2 tuần lễ. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận tăng giới hạn vay mượn này, Chính phủ Mỹ sẽ không có quyền phát hành thêm trái phiếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu
FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu

VOV.VN-FED sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ lâu hơn do những lo ngại rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu

FED sẽ can thiệp nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa quá lâu

VOV.VN-FED sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ lâu hơn do những lo ngại rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ
Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ

VOV.VN - Lãnh đạo Hạ viện cho rằng ông Obama đã không nỗ lực để đàm phán với đảng Cộng hòa để giải quyết sự khác biệt.

Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ

Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong nỗ lực mở cửa Chính phủ

VOV.VN - Lãnh đạo Hạ viện cho rằng ông Obama đã không nỗ lực để đàm phán với đảng Cộng hòa để giải quyết sự khác biệt.

Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa
Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa

VOV.VN - Việc các nhân viên phải nghỉ việc không lương sẽ tạo ra cơ hội tuyển dụng cho các cơ quan gián điệp nước ngoài.

Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa

Chính phủ Mỹ đóng cửa:An ninh quốc gia bị đe dọa

VOV.VN - Việc các nhân viên phải nghỉ việc không lương sẽ tạo ra cơ hội tuyển dụng cho các cơ quan gián điệp nước ngoài.

Chính phủ Mỹ có thể bị đóng cửa trong vài tuần
Chính phủ Mỹ có thể bị đóng cửa trong vài tuần

VOV.VN -Việc đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tiếp tục bất đồng sẽ khiến Chính phủ liên bang khó có thể sớm mở cửa trở lại.

Chính phủ Mỹ có thể bị đóng cửa trong vài tuần

Chính phủ Mỹ có thể bị đóng cửa trong vài tuần

VOV.VN -Việc đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tiếp tục bất đồng sẽ khiến Chính phủ liên bang khó có thể sớm mở cửa trở lại.

Hình ảnh nước Mỹ sau khi Chính phủ đóng cửa
Hình ảnh nước Mỹ sau khi Chính phủ đóng cửa

VOV.VN - Phần lớn các cơ quan Chính phủ, các điểm du lịch sử dụng ngân sách Chính phủ đã chính thức đóng cửa vào 0h ngày 1/10 (giờ Mỹ).

Hình ảnh nước Mỹ sau khi Chính phủ đóng cửa

Hình ảnh nước Mỹ sau khi Chính phủ đóng cửa

VOV.VN - Phần lớn các cơ quan Chính phủ, các điểm du lịch sử dụng ngân sách Chính phủ đã chính thức đóng cửa vào 0h ngày 1/10 (giờ Mỹ).

Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh
Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh

VOV.VN -Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cam kết sẽ đảm bảo các giá trị cốt lõi của Mỹ trên toàn thế giới.

Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh

Chính phủ đóng cửa làm tổn hại uy tín của Mỹ với đồng minh

VOV.VN -Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cam kết sẽ đảm bảo các giá trị cốt lõi của Mỹ trên toàn thế giới.