Thị trường dầu chao đảo vì quyết định của OPEC+

VOV.VN - Ngày 5/9, những quốc gia quyền lực nhất trên thị trường dầu toàn cầu là OPEC+ đã đưa ra một quyết định gây sốc. Đó là cắt giảm sản lượng vào thời điểm thị trường năng lượng thế giới đang chìm trong hỗn loạn. Động thái này đi ngược với dự báo của giới quan sát khiến giá dầu biến động mạnh.

Chốt phiên giao dịch ngày 5/9, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 11 tăng 2,72 USD tương đương 2,92% lên 95,74 USD/thùng và dầu thô Mỹ (WTI) tăng 2 USD tương đương 2,3% lên 88,85 USD/thùng.

Biến động giá dầu này diễn ra khi OPEC+ đã quyết định cắt giảm mục tiêu sản lượng khoảng 100.000 thùng/ngày kể từ tháng 10. Tuyên bố của OPEC+ cho biết, theo quan điểm của các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ hiện tại và sự đồng thuận về triển vọng của dầu mỏ", OPEC+ đã quyết định "quay trở lại mức sản xuất của tháng 8 đối với các nước thành viên OPEC và ngoài OPEC cho tháng 10, lưu ý rằng việc điều chỉnh tăng sản lượng 100.000 thùng/ngày chỉ được dự định cho tháng 9/2022".

Lý giải cho quyết định của mình, OPEC+ cho biết, nhu cầu dầu mỏ đang đối mặt với những bất ổn lớn, đặc biệt là do lạm phát gia tăng và chính sách thắt chặt tiền tệ đang ảnh hưởng đến ngân sách của người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến mức tiêu thụ giảm đáng kể hơn so với dự đoán hiện tại, đặc biệt là vào cuối năm.

Xét theo lịch trình sản xuất cho tháng 10, Nga và Arab Saudi sẽ có thể giảm sản lượng dầu 26.000 thùng/ngày, xuống còn 11 triệu thùng/ngày. Mức sản xuất dầu chung của OPEC+ trở lại mức tháng 8 là 43 triệu 854 nghìn thùng/ngày.

Như vậy, đây là đợt cắt giảm sản lượng đầu tiên của OPEC+ trong một năm qua. OPEC+ cũng để ngỏ khả năng có thể nhóm họp bất cứ thời điểm nào để điều chỉnh sản lượng cho phù hợp với tình hình thực tế, trước thời điểm họp định kỳ vào ngày 5/10. 

“Bất kỳ biện pháp nào có thể diễn ra trong tương lai. Tôi nghĩ rằng, chúng ta luôn thấy thị trường có thể điều chỉnh, người mua và người bán có thể điều chỉnh và họ luôn tìm ra cách để định tuyến và chuyển hướng dòng chảy thương mại. Tuy nhiên, chúng tôi với tư cách là OPEC sẽ đảm bảo rằng thế giới có đủ dầu”, ông Haitham Al Ghais, Tổng thư ký của OPEC nói.

Như vậy, có thể thấy, động thái này của OPEC+ nhằm vực dậy giá dầu đang giảm trong thời gian qua. Hồi tháng 3/2022, giá dầu thế giới tiến sát ngưỡng 140 USD/thùng do cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Nhưng hiện tại, giá dầu đã xuống dưới mốc 100 USD/thùng trước nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái, phong tỏa do COVID-19 tại nền kinh tế tiêu thụ năng lượng hàng đầu là Trung Quốc, khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ giúp Tehran khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu.

Quyết định này của OPEC+ đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích bởi tổ chức này đã đồng ý mức tăng 100.000 thùng dầu mỗi ngày vào tháng 9 sau chuyến công du của Tổng thống Mỹ đến Arab Saudi. Các nhà phân tích đã dự đoán rằng, OPEC+ sẽ giữ nguyên sản lượng để đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Mỹ Biden.

Trong tuyên bố mới nhất sau quyết định của OPEC+ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Biden sẽ quyết tâm thực hiện mọi bước đi cần thiết để tăng nguồn cung năng lượng và hạ giá năng lượng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm chi phí cho người tiêu dùng Mỹ và người tiêu dùng trên toàn thế giới”. Tuyên bố của Nhà Trắng cũng cho biết, nước này sẽ giải phóng dầu từ kho dự trữ dầu khẩn cấp.

Cùng ngày, Iran cho biết, nước này có thể là nhà cung cấp nhu cầu năng lượng tiềm năng cho châu Âu nhằm hạ nhiệt giá cả tăng cao trên toàn cầu do biến động của giá năng lượng nếu đạt được thỏa thuận hạt nhân ở Viên, Áo. Ước tính, Iran có thể xuất khẩu 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày ra thị trường quốc tế, tương đương với khoảng 5% tổng sản lượng của OPEC./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá dầu đắt hơn xăng: Điều dị biệt và nhiều hệ lụy đi kèm
Giá dầu đắt hơn xăng: Điều dị biệt và nhiều hệ lụy đi kèm

VOV.VN - Giá dầu diesel cao hơn tất cả các loại xăng - điều chưa từng diễn ra tại Việt Nam, dẫn tới nguy cơ làm tăng giá đầu vào cho sản xuất, tăng giá cả hàng hóa, gây áp lực lạm phát và ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế.

Giá dầu đắt hơn xăng: Điều dị biệt và nhiều hệ lụy đi kèm

Giá dầu đắt hơn xăng: Điều dị biệt và nhiều hệ lụy đi kèm

VOV.VN - Giá dầu diesel cao hơn tất cả các loại xăng - điều chưa từng diễn ra tại Việt Nam, dẫn tới nguy cơ làm tăng giá đầu vào cho sản xuất, tăng giá cả hàng hóa, gây áp lực lạm phát và ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế.

Giá xăng giảm tiếp 430 đồng/lít, giá dầu tăng mạnh từ 15h chiều nay
Giá xăng giảm tiếp 430 đồng/lít, giá dầu tăng mạnh từ 15h chiều nay

VOV.VN - Từ 15h00 chiều nay (5/9), giá bán xăng giảm từ 370 - 430 đồng/lít; giá các loại dầu tăng từ 1.390 - 1430 đồng/lít, riêng dầu mazut giảm 470 đồng/lít.

Giá xăng giảm tiếp 430 đồng/lít, giá dầu tăng mạnh từ 15h chiều nay

Giá xăng giảm tiếp 430 đồng/lít, giá dầu tăng mạnh từ 15h chiều nay

VOV.VN - Từ 15h00 chiều nay (5/9), giá bán xăng giảm từ 370 - 430 đồng/lít; giá các loại dầu tăng từ 1.390 - 1430 đồng/lít, riêng dầu mazut giảm 470 đồng/lít.

Đấu giá nhập khẩu 113.000 tấn đường năm 2022
Đấu giá nhập khẩu 113.000 tấn đường năm 2022

VOV.VN - Bộ Công Thương mới có Quyết định về lượng và thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022.

Đấu giá nhập khẩu 113.000 tấn đường năm 2022

Đấu giá nhập khẩu 113.000 tấn đường năm 2022

VOV.VN - Bộ Công Thương mới có Quyết định về lượng và thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022.