Cận Tết, giá hàng thực phẩm sẽ tăng cao

VOV.VN - Dự kiến, cận Tết, giá hàng thực phẩm sẽ tăng cao hơn
so với mức hiện nay, đang ở mức tăng 20% - 25% so ngày thường.

Tại phiên họp Chính phủ tháng 1/2014 diễn ra chiều 25/1, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, tính đến nay, các địa phương đã chuẩn bị đầy đủ hàng tết, đảm bảo cung ứng, phục vụ đủ cho nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Theo đó, các Bộ, ngành và các địa phương đã thực hiện tốt chương trình đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, cung ứng hàng hóa về các thành phố lớn, đảm bảo tốt việc liên kết lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành. Trong dịp tết này, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các mặt hàng tết thiết yếu sản xuất trong nước đã chiếm 90% – 95%, đảm bảo tính đa dạng, phong phú về chủng loại và được tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cho đến những ngày giáp Tết, nguồn hàng qua thông tin thị trường bắt đầu sôi động, tuy nhiên, sức mua còn chậm do nhu cầu của người dân thấp do ko ít nơi mức thưởng tết không cao. Theo dự kiến, trong những ngày cận Tết, hàng thực phẩm sẽ tăng cao hơn so với mức hiện nay đang ở mức tăng 20% - 25% so ngày thường. Năm nay, các cửa hàng, siêu thị và trung tâm thương mại sẽ phục vụ liên tục trong dịp Tết, chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết do vậy đảm bảo việc cung cấp hàng hóa, thực phẩm dồi dào, thuận tiện.

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, nhìn chung giá cả thị trường bắt đầu có biến động. Tuy nhiên, do lượng hàng hóa chuẩn bị đa dạng dồi dào cho nên giá cả không tăng nhiều, cá biệt, nhiều mặt hàng có khi còn giảm hơn so với ngày thường. Các doanh nghiệp đang triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, đảm bảo những ngày cận Tết giá cả những mặt hàng tươi có thể tăng nhưng ko thể tăng mạnh.

Đối với nguồn cung hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, đã có 53/63 tỉnh thành đã có kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị hàng Tết và hàng hóa bình ổn thị trường với hình thức chỉ cho doanh nghiệp vay vốn nhưng ko hỗ trợ lãi suất; 33 địa phương đã thực hiện chương trình bình ổn giá, đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, tăng thêm 2.000 điểm so với năm 2013, đưa tổng số điểm bán hàng bình ổn giá trong toàn quốc lên 10.000 điểm, tăng giờ bán hàng… điều này đã giúp người tiêu dùng từ bỏ thói quen dự trữ hàng hóa, nhất là trong dịp Tết.

Lượng gạo dự trữ trong cả nước tính đến ngày 15/1 ước đạt 403.463 tấn, trong đó, riêng 2 Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Miền Nam có 160.000 tấn. Do đảm bảo lượng gạo dự trữ và có phương án cung ứng nên tại các địa phương giá lương thực tương đối ổn định, riêng gạo tẻ loại ngon và gạo nếp có tăng nhẹ so với ngày thường từ 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Lượng thực phẩm dự kiến tăng 10 -15% trong dịp tết, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết giá ổn định và có thể giảm hơn so với dịp Tết năm trước từ 4 - 6%, những ngày giáp Tết có thể tăng nhưng mức tăng nhẹ.

Các sản phẩm gia cầm, trứng có dấu hiệu nhích lên nhưng so với cùng kì giảm 4 - 8%. Giá rau củ quả nguồn cung tăng 1,7% nhưng giá lại giảm từ 10-15% so với năm trước, thực phẩm chế biến có nhu cầu tăng từ 10 - 15% nhưng giá tăng không cao. Giá các loại nông sản khác tuy có tăng nhưng chỉ khoảng 5% so với cùng kì năm trước. Lượng xăng dầu đảm bảo dự trữ đủ, nhu cầu tăng khoảng 15 – 20% liên Bộ yêu cầu giữ ổn định giá xăng dầu nhất là trong dịp Tết.

Công tác kiểm tra và quản lý thị trường, thực hiện theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương về kiểm tra chống hàng giả và gian lận thương mại nhân dịp Tết. Các ban chỉ đạo địa phương chỉ đạo sở công thương đôn đốc lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý thị trường.

Các Bộ, ngành đã phối hợp thành lập 9 đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh tại 18 tỉnh thành trọng điểm. Tại một số địa phương, dịch cúm gia cầm đang quay trở lại, các bộ đang đôn đốc lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra giám sát phòng chống dịch bệnh lây lan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng Tết: Sức mua yếu, giá tăng nhẹ
Hàng Tết: Sức mua yếu, giá tăng nhẹ

VOV.VN - Giá cả hàng hóa tiếp tục tăng cho dù sức mua trên thị trường của người dân đến thời điểm này vẫn chưa cao. 

Hàng Tết: Sức mua yếu, giá tăng nhẹ

Hàng Tết: Sức mua yếu, giá tăng nhẹ

VOV.VN - Giá cả hàng hóa tiếp tục tăng cho dù sức mua trên thị trường của người dân đến thời điểm này vẫn chưa cao. 

Hàng Tết dồn dập đổ về Hà Nội
Hàng Tết dồn dập đổ về Hà Nội

Trên địa bàn TP Hà Nội, nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết khá dồi dào, giá cả có dấu hiệu bắt đầu tăng.

Hàng Tết dồn dập đổ về Hà Nội

Hàng Tết dồn dập đổ về Hà Nội

Trên địa bàn TP Hà Nội, nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết khá dồi dào, giá cả có dấu hiệu bắt đầu tăng.

Cháy dữ dội kho hàng Tết rộng cả ngàn m2 ở Hà Nội
Cháy dữ dội kho hàng Tết rộng cả ngàn m2 ở Hà Nội

VOV.VN -Vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà kho chứa nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả ở đường Hồng Hà (quận Ba Đình, Hà Nội).

Cháy dữ dội kho hàng Tết rộng cả ngàn m2 ở Hà Nội

Cháy dữ dội kho hàng Tết rộng cả ngàn m2 ở Hà Nội

VOV.VN -Vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà kho chứa nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả ở đường Hồng Hà (quận Ba Đình, Hà Nội).

Hàng Tết và câu chuyện bình ổn giá
Hàng Tết và câu chuyện bình ổn giá

VOV.VN -Để hàng bình ổn giá đến được đúng đối tượng thì các doanh nghiệp tham gia chương trình phải rất chủ động và linh hoạt.

Hàng Tết và câu chuyện bình ổn giá

Hàng Tết và câu chuyện bình ổn giá

VOV.VN -Để hàng bình ổn giá đến được đúng đối tượng thì các doanh nghiệp tham gia chương trình phải rất chủ động và linh hoạt.