Tạo thuận lợi tối đa cho mua tạm trữ lúa gạo

(VOV) -Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với các địa phương ĐBSCL sáng nay.

Sáng nay (27/2), tại Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị bàn về sản xuất tiêu thụ lúa, thủy sản vùng ĐBSCL. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ ngành, hiệp hội, các địa phương khu vực ĐBSCL. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản ở khu vực ĐBSCL đang có những vấn đề cần tháo gỡ để phát triển bền vững hơn trong thời gian tới. Sản xuất 2 mặt hàng này trong từng thời điểm có sự phát triển mạnh, mang lại thu nhập cho người sản xuất. Tuy nhiên, xen lẫn với đó là những khó khăn, bất cập khi sản xuất liên tục gặp tình trạng trúng mùa, mất giá; được giá, mất mùa và sự bất ổn trên thị trường xuất khẩu cũng như tình hình dịch bệnh trên thủy sản.

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Phải trả lời được câu hỏi mà lâu nay nông dân hỏi các cấp chính quyền là làm sao cung ứng đầu vào ổn định, và giúp nông dân có quyền của người bán. Đồng thời, phải có cụm dịch vụ lúa gạo gắn với vùng nguyên liệu, nếu không, chưa rõ tổ chức lại sản xuất để làm gì”.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian vừa qua, các chính sách góp phần để nông nghiệp phát triển đã được ban hành nhiều. Tuy nhiên, việc vận hành các cơ chế, chính sách này vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong từng thời điểm, sản xuất, tiêu thụ, vốn vay sản xuất gặp khó khăn mà người nông dân trực tiếp bị ảnh hưởng.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng đối với mô hình cánh đồng mẫu lớn, đề nghị UBND các tỉnh ĐBSCL chỉ đạo nhân rộng các mô hình liên kết có hiệu quả giữa doanh nghiệp với vùng sản xuất nguyên liệu trên cơ sở quy hoạch vùng, đầu tư, hỗ trợ hạ tầng đầu mối theo mô hình cánh đồng mẫu lớn và tổ chức lại các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành các hình thức hợp tác, liên kết.

Về lĩnh vực nuôi trồng, chế biến cá tra, năm nay là năm tập trung “Tháo gỡ khó khăn vướng mắc nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cho con cá tra”. Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT sẽ cùng các địa phương tập trung tổ chức lại sản xuất cá tra trong nước theo hướng điều tiết giảm và ổn định nguồn cung; tổ chức lại xuất khẩu; đồng thời rà soát hoàn thiện thể chế và chính sách.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng: Tổ chức lại sản xuất cá tra trong nước theo hướng giảm và điều tiết nguồn cung. Bên cạnh đó, tổ chức lại xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu. Mặt khác là hoàn thiện thể chế chính sách.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng sản xuất lúa và thủy sản là 2 thế mạnh của ĐBSCL. Trên bình diện quốc gia, đây là những sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh tốt.

Riêng trong vụ đông xuân này, Phó Thủ tướng đánh giá, tình hình vụ mùa đang diễn ra với nhiều thuận lợi, khó khăn đan xen. Thị trường biến động, xuất khẩu gặp nhiều thách thức đòi hỏi nắm bắt đúng diễn biến, có giải pháp kịp thời, phù hợp để đạt thắng lợi cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Phó Thủ tướng cho rằng, những kết quả khởi động của thu mua tạm trữ là tích cực. Thời gian tới, công tác tạm trữ này thực hiện đúng mục tiêu sẽ quyết định quan trọng tới bài toán chỉ đạo, điều hành, cũng như kết quả sản xuất, tiêu thụ lúa cả niên vụ 2013. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các cơ quan tham mưu cần rút kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để công tác tạm trữ triển khai đúng tiến độ, đúng mục tiêu, trong đó có việc xem xét thời gian tạm trữ  sớm, số lượng, giá sàn thu mua phù hợp, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy mạnh thu hoạch, thu mua, khẩn trương tiến hành hỗ trợ sớm đầu tư, cơ giới hóa nông nghiệp, nhất là thiết bị gặt đập, sấy lúa đang thiếu ở một số nơi thu hoạch rộ.

Về tình hình xuất khẩu các mặt hàng lúa gạo, thủy sản, Phó Thủ tướng cho rằng, bên cạnh việc củng cố, duy trì thị trường, đảm bảo tiêu thụ hiệu quả gạo tại phân khúc trung và thấp cấp. Bên cạnh đó, tiếp tục quy hoạch hợp lý đầu mối thu mua, chế biến xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh quốc gia các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền địa phương hỗ trợ và kiểm tra đôn đốc các thương nhân đẩy nhanh tiến độ thu mua tạm trữ theo kế hoạch, thực hiện tăng cường giống lúa chất lượng cao, hạn chế tối đa gieo sạ giống lúa giá trị thấp trong vụ Hè Thu tới. Bộ Tài chính ban hành chính sách để doanh nghiệp thực hiện tạm trữ thuận lợi hơn trong thanh quyết toán. Về lâu dài, triển khai nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà, cánh đồng mẫu lớn; đồng thời hỗ trợ công tác tạm trữ hiệu quả hơn.

“Chính phủ cũng đã giao Bộ NN&PTNT xây dựng chính sách cho mô hình mới này. Mô hình này thấy rằng không chỉ trong sản xuất lúa mà cả thủy sản cũng thấy có chuyển dịch bước đầu. Cần phải có chính sách phù hợp để phát triển mô hình này. Mô hình mới gặp nhiều khó khăn, nếu không nhận diện ra sẽ tiếp tục gặp khó, thiếu bền vững. Về lâu dài, cần quy hoạch vùng nguyên liệu và nhà sản xuất phải có vùng nguyên liệu”- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo.

Trong buổi chiều, Phó Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm và tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm
Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm

Các doanh nghiệp được phân bổ sẽ thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo kế hoạch của Hiệp hội Lương thực.

Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm

Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm

Các doanh nghiệp được phân bổ sẽ thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo kế hoạch của Hiệp hội Lương thực.

Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009
Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009

Thủ tướng Chính phủ giao Tổng công ty lương thực Miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ Hè thu 2009 để duy trì giá lúa trên thị trường, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi

Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009

Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009

Thủ tướng Chính phủ giao Tổng công ty lương thực Miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ Hè thu 2009 để duy trì giá lúa trên thị trường, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi

Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I
Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I

Theo ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL, đến nay các tỉnh đã mua khoảng 800.000 tấn gạo tạm trữ, tương đương 1.600.000 tấn lúa hàng hóa vụ Đông Xuân, đạt 80% kế hoạch đợt I

Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I

Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I

Theo ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL, đến nay các tỉnh đã mua khoảng 800.000 tấn gạo tạm trữ, tương đương 1.600.000 tấn lúa hàng hóa vụ Đông Xuân, đạt 80% kế hoạch đợt I

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ
Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày  15/3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày  15/3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.

Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ
Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ

Mức lãi suất ưu đãi là 14% trong suốt thời hạn vay vốn.

Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ

Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ

Mức lãi suất ưu đãi là 14% trong suốt thời hạn vay vốn.

Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ
Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn để cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực trong vụ hè thu năm 2009.

Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ

Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn để cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực trong vụ hè thu năm 2009.