VCB dậy sóng chưa đủ sức kéo thị trường đi lên

VCB sẽ bán 15% cổ phần cho Mizuho với giá cao hơn 27% hiện tại kéo cổ phiếu này tăng kịch trần ngay từ đầu phiên.  

Tuy nhiên, do VCB không phải cổ phiếu có khả năng “dẫn dắt” thị trường cao nên giới đầu tư vẫn tỏ ra khá thận trọng.

Hai chỉ số VN-Index và HNX-Index chỉ đồng hành trong nửa đầu phiên giao dịch trước khi đóng cửa trái chiều. Các mã bluechip như BVH, MSN, VIC, HAG… vẫn đi xuống là nguyên nhân khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

Theo thông tin từ Bloomberg, VCB sẽ bán 347,6 triệu cổ phần cho Mizuho, tương ứng 15% vốn cổ phần sau khi phát hành, với giá trị khoảng 570 triệu USD. Như vậy, giá bán cho Mizuho vào khoảng 34.000 đồng/cổ phần.

Theo CTCK Bản Việt (VCSC), nguồn vốn tăng thêm từ việc phát hành và lợi nhuận giữ lại năm nay sẽ gia tăng nguồn vốn tự có cho VCB một cách đáng kể. Với mức thị giá 26.600 đồng/cổ phiếu ngày 27/9, cổ phiếu VCB chỉ giao dịch ở mức 1,5 lần giá trị sổ sách của VCB được ước tính sau khi phát hành cho Mizuho. Mức P/B (thị giá/giá trị sổ sách) 1,5 lần thực sự khá hấp dẫn đối với định giá của VCB vì mức này tương đương với mức P/B trung bình ngành ngân hàng hiện nay trong khi trước đây VCB luôn được giao dịch ở mức P/B cao hơn trung bình ngành. VCSC duy trì khuyến nghị mua vào đối với cổ phiếu VCB với mức giá mục tiêu 32.000 đồng/cổ phiếu. Đây chính là nguyên nhân kéo giá cổ phiếu VCB tăng kịch trần lên 27.900 đồng/cổ phiếu vào sáng 28/9.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 4,06 điểm lên 441,53 điểm (tăng 0,93%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.390.970 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 40,45 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 173 mã tăng, 74 mã đứng giá, 48 mã giảm giá và 6 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 42 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn.

Sau 105 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 1,77 điểm, xuống 435,7 điểm (giảm 0,40%). Tổng khối lượng đạt 28.119.320 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 403,61 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/09/2011, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 433,97 điểm, giảm 3,5 điểm (-0,80%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 32.160.640 đơn vị, tăng 6,96% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 512,138 tỷ đồng, tăng 11,07%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 5.409.110 đơn vị, với tổng giá trị hơn 134,92 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 37.569.750 đơn vị (-6,38%) và tổng giá trị giao dịch đạt 647,059 tỷ đồng (-7,18%).

Trong tổng số 301 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 143 mã tăng, 82 mã giảm, 70 mã đứng giá. Trong đó, có 51 mã tăng trần, 10 mã giảm sàn và 6 mã không có giao dịch là COM, DCC, HTL, IFS, ST8, TDW.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 mã tăng, 6 mã giảm, 1 mã đứng giá là EIB.

Cụ thể, VCB tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (+4,89%), đạt 27.900 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,79%), đạt 128.000 đồng. STB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,71%), đạt 14.200 đồng. EIB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 15.900 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, CTG giảm 200 đồng/cổ phiếu (-0,78%), còn 25.400 đồng. HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (-1,50%), còn 32.900 đồng. VIC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (-1,00%), còn 99.000 đồng.

BVH giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (-3,50%), còn 69.000 đồng. VPL giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (-3,01%), còn 80.500 đồng. MSN giảm 5.000 đồng/cổ phiếu (-3,91%), còn 123.000 đồng.

Mã HQC dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 2,1 triệu đơn vị (chiếm 6,47% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 14.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 600 đồng (+4,48%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 22,31% so với tổng khối lượng khớp lệnh.

Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã tăng trần, 1 mã giảm sàn và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 đứng ở giá tham chiếu là 8.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVFA tăng 200 đồng lên 4.700 đồng (+4,44%). VFMVF4 tăng 100 đồng lên 3.900 đồng (+2,63%). MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 3.400 đồng (-2,86%).

Nhà đầu tư nước ngoài ngayf 28/9 mua vào 69 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.318.820 đơn vị, bằng 4,10% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, PNJ được họ mua vào nhiều nhất với 160.000 đơn vị, chiếm 70,85% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như GTT (125.000 đơn vị), IJC (93.640 đơn vị), DPM (82.580 đơn vị) và FPT (71.070 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là LIX (99,73%), BCI (97,23%), IMP (90,99%), AGF (90,91%) và ABT (88,89%).

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 73,58 điểm, tăng 0,24 điểm (+0,33%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 33.375.300 đơn vị (-17,71%), tổng giá trị đạt hơn 352,54 tỷ đồng (-21,65%).

Phiên này, sàn HNX có 24 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 2.405.410 đơn vị, trị giá 34,21 tỷ đồng. Trong đó, mã PVX được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 1.000.000 cổ phiếu, với trị giá là 11,20 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 35.780.710 cổ phiếu (-22,70%), tổng giá trị đạt 386,74 tỷ đồng (-25,53%).

Trong số 392 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 153 mã tăng, 86 mã giảm, 78 mã đứng giá và 75 mã không có giao dịch. Trong đó có 31 mã tăng trần và 14 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 23 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 51 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 8 mã tăng giá và 2 mã đứng giá.

Cụ thể, ACB bình quân đạt 21.600 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+0,93%). SQC bình quân đạt 87.000 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+0,23%).

KLS bình quân đạt 12.400 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,64%). HBB bình quân đạt 7.200 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+2,86%). PVI bình quân đạt 16.700 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,21%).

SHB bình quân đạt 7.900 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+1,28%). PVX bình quân đạt 12.100 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,83%). PVS bình quân đạt 16.900 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,60%).

Hai mã NVB và VCG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 8.500 đồng và 14.100 đồng/cổ phiếu.

Mã VND dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,14 triệu đơn vị được giao dịch thành công, giữ nguyên mức bình quân đạt 12.400 đồng/cổ phiếu.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 30,23% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 415.400 cổ phiếu (28 mã) và bán ra 290.610 cổ phiếu (20 mã).

Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là IVS khi mua vào 89.000 đơn vị, chiếm 47,37% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là NET, SCR, PVX, AAA với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 78.000, 60.000, 30.000, 27.900 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là VND với 150.000 cổ phiếu, chiếm 4,77% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là SJ1, SCR, SD3, BVS với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 46.710, 20.000, 13.000, 12.000 cổ phiếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên