Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc: “Giữ vững ổn định chính trị để yên ổn lòng dân”

VOV.VN - Năm 2022, lực lượng công an cả nước vừa tham gia phòng, chống đẩy lùi dịch COVID-19; vừa thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự; vừa góp phần phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm thứ hai, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ CATW lần thứ VII. Giai đoạn phát triển mới có những cơ hội, thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức là nhiều hơn... Trước tình hình này, Bộ Công an sẽ tập trung thực hiện tốt 4 nhiệm vụ công tác, trong đó có 3 mục tiêu quan trọng. Cụ thể, toàn lực lượng tập trung tham gia phòng, chống đẩy lùi dịch COVID-19; vừa thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, yên ổn lòng dân; vừa góp phần phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phóng viên VOV.VN phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc – Thứ trưởng Bộ Công an.

Tội phạm không thể “làm khó” Công an

PV: Thưa Thứ trưởng, những nhiệm vụ lớn của lực lượng Công an trong năm qua đã được ngành Công an thực hiện như thế nào, đặc biệt là vai trò của lực lượng CAND trong việc chung tay với cả nước thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19?

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc: Năm 2021, tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, đặc biệt dịch Covid -19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có Việt Nam, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương, sự vào cuộc và ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, cùng với sự nỗ lực, cố gắng và hy sinh to lớn, lực lượng CAND đã phát huy vai trò nòng cốt, làm tốt công tác đảm bảo ANTT, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nổi bật là:

Lực lượng Công an chủ động, tích cực tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng về bảo đảm an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại.

Chủ động nắm tình hình, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, giữ vững thế chủ động chiến lược, không để bị động, bất ngờ, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa. Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 với cấp độ cao nhất, không để xảy ra sơ xuất dù là nhỏ nhất.

Công tác phòng, chống tội phạm đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội đề ra tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội, kiềm chế gia tăng tội phạm (giảm 11,33% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với năm 2020). Đã điều tra, khám phá 36.040 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ 86,37% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra). Tập trung điều tra làm rõ, triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu lớn trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng tài sản công, vốn đầu tư công, đấu thầu, đấu giá, cổ phần hóa, y tế, giáo dục, đặc biệt là các hành vi lợi dụng dịch COVID-19 để trục lợi..., tạo chuyển biến tích cực về trật tự xã hội.

Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn với cải cách thủ tục hành chính đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và người dân. Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Căn cước công dân, triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc, tiếp tục kết nối dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương, qua đó tạo cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để phòng, chống tội phạm, tham gia quản trị xã hội, nhất là phục vụ bầu cử và phòng chống COVID-19.

Bộ Công an đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương tăng cường cơ sở, ngày càng gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Thông qua việc bố trí gần 50.000 cán bộ Công an xã chính quy, lực lượng Công an kịp thời nắm bắt tình hình, tham mưu giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ đầu và ngay từ cơ sở, kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Đã phối hợp các bộ, ngành, địa phương, các nhà hảo tâm thực hiện hiệu quả chủ trương hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách và khu nhà ký túc xá mới cho học sinh tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất, hạn chế được việc di cư tự do, giữ vững an ninh, trật tự.

Lực lượng CAND với tinh thần chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19, ổn định xã hội. Đẩy mạnh thu thập, phân tích thông tin, có hàng trăm báo cáo tham mưu với Đảng, Nhà nước về kinh nghiệm, công nghệ, vắc-xin, mô hình sống chung với COVID-19, góp phần thống nhất nhận thức, định hình tư duy trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường xử lý các yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch. Bộ Công an đã phát động và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt trong toàn lực lượng với chủ đề:“Lực lượng CAND - Lá chắn phòng, chống dịch COVID-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội”. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép của Chính phủ, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Sửa luật để điều chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật

PV: Công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới đã xuất hiện ngày càng nhiều các hình thái tội phạm mới tinh vi và phức tạp hơn rất nhiều, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm xuyên biên giới, tội phạm tham nhũng. Điều này gây ra những trở ngại, khó khăn gì cho ngành Công an, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc: Có thể khẳng định, bản chất của tội phạm nhìn chung không thay đổi, không có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện mà chủ yếu là xuất hiện những phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động của tội phạm. Bộ Công an đã chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm theo từng lĩnh vực, địa bàn. Đồng thời, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật, trong đó có các quy định tại Bộ luật Hình sự để điều chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Dù tội phạm có xuất hiện những biểu hiện mới tinh vi, phức tạp hơn trước rất nhiều nhưng chưa bao giờ và cũng không thể “làm khó” được lực lượng CAND. Toàn lực lượng vẫn luôn vững vàng, tự tin, quyết liệt trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

Tuy nhiên, qua thực tiễn đấu tranh với các loại tội phạm thời gian qua, Bộ Công an nhận thấy một số vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết, đó là:

Thứ nhất, cơ sở pháp lý, hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm dù đã được Bộ Công an và các bộ, ngành tích cực xây dựng, tham mưu ban hành, song nhìn chung chưa hoàn thiện đồng bộ, chưa đáp ứng tình hình, yêu cầu thực tiễn đấu tranh, nhất là đối với tội phạm trên không gian mạng, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia.

Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm thường xuyên phải bổ sung, nâng cấp để theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ; kịp thời ứng phó với các thủ đoạn của tội phạm.

Thứ ba, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay đặt trong bối cảnh góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với các yêu cầu “từ xa”, “từ sớm”, bảo đảm an ninh con người, an dân, gắn với phát triển Chính phủ điện tử, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, công dân số là mục tiêu rất cao, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn.

Để giải quyết những vấn đề trên và hiện thực hóa mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đặt ra, bên cạnh sự cố gắng, vai trò chủ công, nòng cốt của lực lượng CAND, rất cần sự đồng hành, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Nhân dân và toàn xã hội chung tay, hỗ trợ lực lượng CAND hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó.

Không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống

PV: Mục tiêu trọng tâm của ngành Công an trong thời gian tới là gì, thưa Thứ trưởng? Đâu là những mục tiêu ưu tiên của Bộ Công an trong năm 2022?

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc: Mục tiêu trọng tâm của ngành Công an trong thời gian tới đã được xác định rất rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII (nhiệm kỳ 2020-2025), đó là:

Một là, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền và an ninh của đất nước; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh quốc gia, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; phòng ngừa có hiệu quả các nguy cơ xung đột xã hội, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là an ninh mạng.

Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Làm giảm tội phạm và các điều kiện, nguy cơ phát sinh tội phạm; chấp hành nghiêm pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai; nâng cao tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm. Tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội, góp phần từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

Ba là, xây dựng, củng cố và nâng cao tiềm lực, sức mạnh về mọi mặt của lực lượng CAND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Không ngừng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; củng cố, phát huy hiệu quả mô hình tổ chức bộ máy CAND; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, vững về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng lực lượng CAND tinh nhuệ, hiện đại.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm thứ hai, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ CATW lần thứ VII. Giai đoạn phát triển mới có những cơ hội, thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức là nhiều hơn... Trước tình hình này, Bộ Công an sẽ tập trung thực hiện tốt các mặt công tác sau:

Một là, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, gắn với thực hiện mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Khai thác, sử dụng đồng bộ, phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân trong các mặt công tác công an và kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lực lượng Công an, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, quản lý các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Ba là, tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh xã hội, an ninh con người... Tập trung, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; đẩy mạnh điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19; phấn đấu hoàn thành xuất sắc 03 mục tiêu quan trọng: Vừa tham gia phòng, chống đẩy lùi dịch COVID-19; vừa thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, yên ổn lòng dân; vừa góp phần phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 10 ngàn cán bộ chiến sỹ Công an lây nhiễm, 17 người hy sinh khi chống dịch
Hơn 10 ngàn cán bộ chiến sỹ Công an lây nhiễm, 17 người hy sinh khi chống dịch

VOV.VN - Đây là thông tin tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua đặc biệt “Công an nhân dân – Lá chắn thép phòng chống dịch Covid-19, thanh bảo kiếm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội"

Hơn 10 ngàn cán bộ chiến sỹ Công an lây nhiễm, 17 người hy sinh khi chống dịch

Hơn 10 ngàn cán bộ chiến sỹ Công an lây nhiễm, 17 người hy sinh khi chống dịch

VOV.VN - Đây là thông tin tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua đặc biệt “Công an nhân dân – Lá chắn thép phòng chống dịch Covid-19, thanh bảo kiếm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội"

Hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ công an tham gia phòng, chống dịch
Hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ công an tham gia phòng, chống dịch

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, lực lượng Công an đã huy động hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia ở hầu hết các hoạt động phòng, chống dịch.

Hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ công an tham gia phòng, chống dịch

Hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ công an tham gia phòng, chống dịch

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, lực lượng Công an đã huy động hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia ở hầu hết các hoạt động phòng, chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: “Việt Nam không khoan nhượng với tội phạm ma túy”
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: “Việt Nam không khoan nhượng với tội phạm ma túy”

VOV.VN - Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh Việt Nam sẽ không khoan nhượng với tội phạm ma túy trong Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống ma tuý lần thứ 7 (AMMD 7).

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: “Việt Nam không khoan nhượng với tội phạm ma túy”

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: “Việt Nam không khoan nhượng với tội phạm ma túy”

VOV.VN - Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh Việt Nam sẽ không khoan nhượng với tội phạm ma túy trong Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống ma tuý lần thứ 7 (AMMD 7).