Thông tư 02 không phải “cây đũa thần” nhưng cần thiết và kịp thời với ngân hàng

VOV.VN - Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ DN vượt khó, ngân hàng kiềm chế nợ xấu.

Cuối tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Nhiều chuyên gia nhận định, Thông tư 02 không phải “cây đũa thần”, nhưng cần thiết để các DN có thêm thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh, ngân hàng tránh phát sinh nhiều nợ xấu và nguy cơ bị hạn chế tín dụng.

Hỗ trợ các DN trong giai đoạn khó khăn

Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chưa có khả năng chi trả. Theo thông tư này, DN được giãn nợ có thêm thời gian tối đa 12 tháng để cơ cấu tài chính, chờ đợi thị trường cải thiện và có cơ hội hồi phục sản xuất kinh doanh.

Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh NHNN tại TP.HCM cho biết, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) sớm có văn bản triển khai thực hiện cơ cấu, giãn nợ cho các DN theo quy định của Thông tư 02. Từ chính sách của NHNN, các NHTM phải nghiên cứu để đưa ra điều kiện nội bộ phù hợp với từng đơn vị. Sau khi các điều kiện nội bộ được đưa ra, các chi nhánh của các NHTM mới có thể tiếp cận khách hàng. Khách hàng nào đạt được yêu cầu, thỏa mãn quy định của của từng ngân hàng sẽ hỗ trợ tối đa.

“Thông tư mới ban hành hơn 10 ngày nên cần thời gian để đánh giá chính sách đạt hiệu quả tới đâu. NHNN tin rằng chính sách này sẽ có đóng góp rất hữu hiệu cho các DN và cả người tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn”, ông Võ Minh Tuấn nói.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) cho biết, thời gian qua các DN bất động sản gặp nhiều khó khăn do thị trường trầm lắng, không có dòng tiền, DN phải chật vật xoay xở trả lãi ngân hàng, duy trì hoạt động. Tài sản bảo đảm không còn để đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm do nhiều biến động, ông Châu tin rằng việc ban hành Thông tư 02 hỗ trợ kịp thời các DN bất động sản, nhà đầu tư, người mua nhà.

Giúp các ngân hàng kiềm chế nợ xấu

Theo báo cáo tài chính quý I/2023 của nhiều NHTM, đa số nợ xấu đầu năm nay đều tăng cao. Cụ thể, đến hết tháng 3 năm nay, tổng nợ xấu của MB Bank đạt mức 8.452 tỷ đồng (tăng tới 68% so với đầu năm); tổng nợ xấu tại ngân hàng OCB lên tới hơn 4.000 tỷ đồng (tăng 51%); tổng nợ xấu của ABBank là 3.198 tỷ đồng (tăng khoảng 35%)… Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng 2 tháng đầu năm nay tăng khá mạnh so với mức 2% ctuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).

Hiện nay, mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn đang ở mức an toàn là 2,91% (thấp hơn nợ xấu nội bảng của các ngân hàng được kiểm soát dưới 3%) nhưng không ít khoản nợ đang có nguy cơ chuyển thành nợ xấu.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Giảng viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM đánh giá, việc ban hành Thông tư 02 trong thời điểm này sẽ góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng kiềm chế nợ xấu. “Thông tư 02 mặc dù không phải là “cây đũa thần” nhưng cần thiết và kịp thời, giúp cho các ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng”, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc nhận định.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc cũng cho rằng, hiện nay sức tiêu dùng trong nền kinh tế đang rất yếu. Bởi vậy, để Thông tư 02 phát huy hiệu quả, nhà nước cần có những chính như giảm lãi suất cho vay tiêu dùng, giảm thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân để kích thích tiêu dùng.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công kết hợp với tăng lương cho công chức, người lao động để tăng tổng cầu tiêu dùng. Từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh cho các DN và hộ kinh doanh, kích cầu tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng. Đối với các NHTM, trong công tác phê duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn của DN, cần xem xét kỹ phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ khả thi và đúng quy định của pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ
Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

VOV.VN - Từ đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp của cả năm lên tới 272.853 tỷ đồng.

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

VOV.VN - Từ đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp của cả năm lên tới 272.853 tỷ đồng.

Giãn nợ, giãn thuế cho DN: Chính sách còn xa với thực tiễn
Giãn nợ, giãn thuế cho DN: Chính sách còn xa với thực tiễn

VOV.VN -Giãn nợ 3 tháng thì không giải quyết được việc gì. Giãn thuế nhưng DN chưa nhận được tiền của khách hàng để nộp thuế VAT.

Giãn nợ, giãn thuế cho DN: Chính sách còn xa với thực tiễn

Giãn nợ, giãn thuế cho DN: Chính sách còn xa với thực tiễn

VOV.VN -Giãn nợ 3 tháng thì không giải quyết được việc gì. Giãn thuế nhưng DN chưa nhận được tiền của khách hàng để nộp thuế VAT.

Khoanh nợ, giãn nợ và cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19
Khoanh nợ, giãn nợ và cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại ở Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp - giảm lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ.

Khoanh nợ, giãn nợ và cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19

Khoanh nợ, giãn nợ và cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại ở Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp - giảm lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ.