Thu mua lúa gạo tạm trữ chậm: vì sao?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp chưa được đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng khiến tốc độ giải ngân vốn diễn ra chậm, ảnh hưởng thu mua tạm trữ.

Nắm bắt trước tình hình thực tế, sau Tết, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo thực hiện việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo tại khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện bắt đầu ngày 1/3 đến nay, công tác thu mua của các doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Ngày 10/3 vừa qua, lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, hiện công tác thu mua mới chỉ đạt khoảng hơn 8%. Đến thời điểm này, tuy con số có nhích lên nhưng chưa có sự đột biến.

Lúa đã thu hoạch, nông dân ĐBSCL mỏi mắt chờ thương lái thu mua.
Trong khi đó, vùng ĐBSCL đang tập trung thu hoạch rộ lúa Đông Xuân. Tại nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ lúa chất đống, phơi 2 bên đường để chờ người mua. Cùng với đó, nhiều cánh đồng lúa đã đến thời gian thu hoạch nhưng vẫn neo lại trên ruộng để tìm “cơ may”. Nỗi thất vọng đang lộ rõ trên khuôn mặt của những người nông dân.

“Thời điểm thu mua tạm trữ lúa, gạo diễn ra đúng thời điểm lúa thu hoạch rộ, nếu so giá lúa với vật tư phục vụ sản xuất hiện vẫn là rất thấp. Trong khi đó, bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ, giá nhân công gặt lúa cũng đội lên, vì thế nông dân đề nghị nên đẩy mạnh việc thu mua lúa”, một người dân cho biết.

Tại Cần Thơ, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, sau nửa tháng thực hiện mua lúa gạo tạm trữ, đến nay các doanh nghiệp trên địa bàn mới mua được hơn 20% chỉ tiêu được giao.

Lý giải tiến độ thu mua chậm, ông Toại cho rằng, bên cạnh một số doanh nghiệp có sẵn nguồn vốn và ngân hàng chủ động đến mời cho vay để tham gia, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng. Chính vì thế, việc chấp thuận cho vay vốn để đẩy mạnh thu mua lúa gạo tạm trữ vẫn còn khó khăn, việc này đang được thành phố tích cực phối hợp để doanh nghiệp có vốn tham gia thu mua tạm trữ.

“Chính phủ cũng đã có chỉ tiêu và thời gian để các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ cấp vốn vay. Đây cũng là điều kiện tác động cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cần khẩn trương để thực hiện và được hưởng lãi suất ưu đãi trong 4 tháng. Vướng mắc nhất hiện nay vẫn là vấn đề về thủ tục. Khi hoàn tất được thủ tục, doanh nghiệp cũng phải mất từ 10-15 ngày để được giải ngân. Do đó, nếu doanh nghiệp có vốn sẽ thực hiện ngay được, nếu doanh nghiệp cần vốn ngân hàng sẽ phải chờ đợi lâu hơn”, ông Toại cho biết.

Liên quan đến vấn đề vốn vay từ phía ngân hàng, ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiêm Tổng giám đốc, Tổng công ty lương thực miền Nam cho rằng, doanh nghiệp lớn dễ tiếp cận nguồn tín dụng, còn doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn để mua lúa, gạo tạm trữ.

Từ nguồn vốn vay ít, các doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn trong việc quay nhanh đồng vốn để thực hiện tạm trữ và đến nay khó khăn trên vẫn chưa có hướng giải quyết. Chính vì thế, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đề nghị lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, ngành nông nghiệp các tỉnh, thành tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ thu mua lúa gạo tạm trữ.

“Mua tạm trữ lúa gạo cần phải có đầu ra, hoặc là tiêu thụ trong nước, hoặc xuất khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ thường chỉ tiếp cận được từ 20-30% nguồn vốn, điều này dẫn tới việc thu mua tạm trữ lúa gạo gặp khó khăn. Cái khó ở đây thuộc về quy định của ngân hàng và lòng tin của ngân hàng với doanh nghiệp”, ông Năng cho biết.

Thu mua tạm trữ lúa gạo khi thị trường chưa “khởi sắc” là một chủ trương đúng, kịp thời của Chính Phủ để giải quyết khó khăn trước mắt; tạo sự phấn khởi cho người trực tiếp làm ra hạt lúa.

Tuy nhiên, đến khi được giao chỉ tiêu mua tạm trữ, các doanh nghiệp lại đưa ra nhiều “lý do” để lý giải trong thu mua lúa gạo chận trễ, trong đó có nguyên nhân chưa được vay vốn hoặc thủ tục ngân hàng còn vướng.

Còn trên thực tế, người nông dân không thể không thu hoạch lúa và phải tìm mọi cách để bán được sản phẩm nhằm tái đầu tư cho vụ sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

17 ngân hàng thương mại được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo
17 ngân hàng thương mại được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VOV.VN - Lãi suất cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm.

17 ngân hàng thương mại được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo

17 ngân hàng thương mại được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VOV.VN - Lãi suất cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm.

Tạm trữ lúa, gạo phải thực hiện đồng bộ trong thời gian ngắn
Tạm trữ lúa, gạo phải thực hiện đồng bộ trong thời gian ngắn

VOV.VN - Chủ trương mua lúa gạo tạm trữ là giải pháp can thiệp thị trường nên phải làm đồng loạt trong một thời gian ngắn.

Tạm trữ lúa, gạo phải thực hiện đồng bộ trong thời gian ngắn

Tạm trữ lúa, gạo phải thực hiện đồng bộ trong thời gian ngắn

VOV.VN - Chủ trương mua lúa gạo tạm trữ là giải pháp can thiệp thị trường nên phải làm đồng loạt trong một thời gian ngắn.

Thêm 2 ngân hàng được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo
Thêm 2 ngân hàng được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VOV.VN - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được phép cho vay vốn thu mua tạm trữ lúa gạo.

Thêm 2 ngân hàng được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo

Thêm 2 ngân hàng được cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VOV.VN - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được phép cho vay vốn thu mua tạm trữ lúa gạo.

VietBank hỗ trợ tối đa khoản vay thu mua tạm trữ lúa gạo
VietBank hỗ trợ tối đa khoản vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VOV.VN - VietBank tài trợ tối đa đến 100% nhu cầu vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo khách hàng được phân giao với lãi suất không vượt quá 7%/năm.

VietBank hỗ trợ tối đa khoản vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VietBank hỗ trợ tối đa khoản vay thu mua tạm trữ lúa gạo

VOV.VN - VietBank tài trợ tối đa đến 100% nhu cầu vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo khách hàng được phân giao với lãi suất không vượt quá 7%/năm.