Tín dụng chủ yếu để trả nợ cũ hoặc đảo nợ

(VOV) - Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, trong khi nguồn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ hoặc đảo nợ.

Tại Diễn đàn “Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp: Cơ hội vốn cuối năm 2012” diễn ra sáng 20/9, chuyên gia kinh tế ngân hàng Nguyễn Đại Lai đã bình luận điều này.
Cũng tại đây, Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ: “Là luật sư tôi cũng giúp DN nhiều nhưng lại rất buồn vì là giúp họ làm các thủ tục để phá sản. DN có cơ hội sống sót không còn nhiều, các DN tồn tại đến thời điểm này rồi thì ngân hàng nên có quy định phù hợp để DN được vay vốn”.

Vốn – đằng ăn không hết…

Lê Văn Thành – Giám đốc công ty cổ phần dụng cụ thể thao Động Lực cho rằng: Với cách điều hành lãi suất không ổn định, cộng với những khó khăn của kinh tế trong nước, thế giới, nhiều DN đã chết “tức tưởi”. Thời gian tới, nếu không làm sạch hệ thống NH thì DN còn chết rất nhiều. “Không thể chấp nhận được cách điều hành mỗi tháng một kiểu cho vay. Lãi suất phải dưới 10% và ổn định thì DN mới đầu tư lâu dài” – ông Thành bày tỏ quan điểm.

Nền kinh tế đang trong trạng thái: “thừa vốn, thừa hàng và thiếu tiền”

Nói về tình trạng của các DN hiện nay, TS Nguyễn Đại Lai cho rằng, năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng báo động. Phần lớn tín dụng bơm ra trong 8 tháng qua chủ yếu để người vay trả nợ cũ và/hoặc để đảo nợ, làm cho tổng dư nợ vẫn “dẫm chân” xung quanh mức cũ, nhưng cũng đã khá cao: khoảng 125% GDP.

Ông Lai đưa ra dẫn chứng: đến 20/8 tổng huy động vốn tăng 12-13% mà tiền ra nền kinh tế được 1,4%. TS Nguyễn Đại Lai đặt câu hỏi: Vậy thì tiền đi đâu? Chẳng ngân hàng nào huy động tiền mà để vào két. Tiền vẫn được đưa ra, nhưng ra theo các nhóm lợi ích, công cụ tài chính, loanh quanh trong các thị trường 2 với nhau để đảm bảo thanh khoản.

Đối với thị trường hàng hóa, do cung đang lớn hơn cầu nên thị trường vốn cũng có tình trạng ứ đọng, không tìm được nhiều khách hàng đủ điều kiện hấp thụ vốn mới hiệu quả và an toàn để bán vốn. Như vậy cả nền kinh tế đang trong trạng thái: “thừa vốn, thừa hàng và thiếu tiền”.

Cả ngành ngân hàng hiện đang tích cực tìm khách hàng và hạ lãi suất để bơm vốn, cứu doanh nghiệp tức là để tự cứu mình. Lãi suất các khoản vay mới, kể cả các khoản vay cũ đang giảm xuống một cách khách quan theo đà giảm lạm phát và theo sức ép bởi sự trì trệ của nền kinh tế.

Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện là những khách hàng của OCB, Tổng giám đốc ngân hàng này, ông Phạm Linh cho hay, sức mua không tăng, Khả năng chi trả, thanh toán sụt giảm, trả gốc nợ vay tăng lên, Mất cân đối nguồn vốn giữa tổng nợ phải trả trên vốn chủ tăng cao mà biểu hiện cụ thể là Thị trường và mức cầu giảm, Việc tính toán dòng tiền sai lệch, Lợi nhuận giảm, Khả năng thanh toán ở mức báo động, hàng tồn kho cao…. Do đó, để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp đã và đang tìm tới những giải pháp như Tái cấu trúc doanh nghiệp, Đa dạng hóa các nguồn vốn để không bị phụ thuộc quá vào nguồn vốn của ngân hàng, Các DN lớn cần quan tâm đến hoạt động cốt lõi của mình, Tổ chức lại sản xuất theo mô hình liên kết.

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP Chăn nuôi, chế biến và XNK Aprocimex cho biết, hiện tại ngân hàng thừa vốn, DN cần sản xuất lại không  tiếp cận được. Trong khi đó, tiếng nói giúp DN trong thời điểm này chưa nhiều, gói hỗ trợ DN chưa đến tay DN. Thực tế, tiền từ ngân hàng chưa về tay doanh nghiệp, 2 bên chưa có tiếng nói chung. DN nào đang tồn tại thì ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ, nên bỏ vôn để giúp DN sản xuất kinh doanh. Như ngành chăn nuôi của chúng tôi, nếu ngân hàng không hỗ trợ sẽ bỏ chuồng hết, và nếu như thế, cuối năm nay dân sẽ phải mua 100 nghìn đồng/kg thịt lợn, rồi thịt lợn nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. “Do đó tôi đề nghị ngân hàng và Nhà nước phải vào cuộc để viễn cảnh trên sẽ không diễn ra” – ông Lý nói.

Xóa bỏ sở hữu chéo của NH

Giải pháp nào để tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp? - TS Nguyễn Đại Lai đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này. Theo đó, các doanh nghiệp hơn lúc nào hết cần mở rộng thị trường tiêu thụ theo nguyên tắc “buôn có bạn, bán có phường” thông qua các Hiệp Hội ngành nghề để tổ chức hình thành các kênh phân phối hợp lý, có tổ chức từ sản xuất tới tiêu dùng ở tất cả các tỉnh, thành phố theo đặc thù truyền thống địa phương, ở trong nước và tổ chức các dòng sản phẩm ra các thị trường nước ngoài.

Chính phủ cần có chính sách kích cầu và coi đây là giải pháp cấp bách cần phải thực hiện. Kích cầu nghĩa là phải “kích” mạnh vào năng lực mua hàng hóa, dịch vụ chứ không phải “kích” mạnh vào khu vực sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đối với những loại đã đầy ứ trong kho, mà lớn nhất hiện nay là kho bất động sản (BĐS). 

Về vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), theo ông Lai, cơ quan này nên làm đầu mối mua vốn của NHTM thừa với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn (TCV) do NHNN ấn định trừ đi 1% và bán lại cho NHTM thiếu bằng hoặc xấp xỉ lãi suất TCV cùng kỳ, không cao hơn lãi suất cho vay ngoài thị trường 1. Bên cạnh đó, Hiệp Hội Ngân hàng (HHNH) nên được bổ sung chức năng tổ chức thị trường mua – bán nợ lẫn nhau (nợ tốt là chính).

Một giải pháp được ông Lai nhắc đến trong nhiều cuộc hội thảo cũng như trả lời phỏng vấn báo chí là nên sớm dỡ bỏ mọi qui định trần lãi suất ở thị trường 1. Nếu buộc còn phải sử dụng biện pháp hành chính để can thiệp lãi suất thì nên là ngắn hạn và chỉ áp “hành chính” ở lãi suất cho vay, nhưng là hành chính mềm. Nhà nước sớm có cơ chế xóa bỏ mọi hình thức sở hữu chéo giữa doanh nghiệp với ngân hàng để triệt để tôn trọng nguyên tắc “TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, TCTD khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãi suất cho nông nghiệp nên tính theo mùa vụ
Lãi suất cho nông nghiệp nên tính theo mùa vụ

Máy móc trong công nghiệp chế biến sử dụng trong cả 12 tháng, nhưng với nông nghiệp thì chỉ theo mùa vụ 3 tháng, còn lại là đắp chiếu.

Lãi suất cho nông nghiệp nên tính theo mùa vụ

Lãi suất cho nông nghiệp nên tính theo mùa vụ

Máy móc trong công nghiệp chế biến sử dụng trong cả 12 tháng, nhưng với nông nghiệp thì chỉ theo mùa vụ 3 tháng, còn lại là đắp chiếu.

Triển khai gói cho vay ưu đãi lãi suất 9,9%/năm
Triển khai gói cho vay ưu đãi lãi suất 9,9%/năm

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) đã chính thức triển khai gói cho vay bất động sản và cho vay cá nhân kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Triển khai gói cho vay ưu đãi lãi suất 9,9%/năm

Triển khai gói cho vay ưu đãi lãi suất 9,9%/năm

Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) đã chính thức triển khai gói cho vay bất động sản và cho vay cá nhân kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Lãi suất huy động lên 13%/năm
Lãi suất huy động lên 13%/năm

(VOV) - Một số ngân hàng (NH) vừa tăng thêm lãi suất huy động cho các kỳ hạn dài lên mức 13%/năm thay cho mức đỉnh 12%/năm trước đây.

Lãi suất huy động lên 13%/năm

Lãi suất huy động lên 13%/năm

(VOV) - Một số ngân hàng (NH) vừa tăng thêm lãi suất huy động cho các kỳ hạn dài lên mức 13%/năm thay cho mức đỉnh 12%/năm trước đây.

Lãi suất huy động lại vượt trần
Lãi suất huy động lại vượt trần

Nếu ngân hàng nhỏ vượt trần để tăng huy động với kỳ hạn 3-6 tháng, thì một số ngân hàng lớn lại đẩy lãi suất lên 13%/năm kỳ hạn trên 1 năm.

Lãi suất huy động lại vượt trần

Lãi suất huy động lại vượt trần

Nếu ngân hàng nhỏ vượt trần để tăng huy động với kỳ hạn 3-6 tháng, thì một số ngân hàng lớn lại đẩy lãi suất lên 13%/năm kỳ hạn trên 1 năm.

Lãi suất cho vay có thể về mức 10% cuối quý III
Lãi suất cho vay có thể về mức 10% cuối quý III

Dự báo này được TS Vũ Đình Ánh đưa ra tại Diễn đàn đầu tư và tài chính ngân hàng do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ KHĐT) chủ trì, chiều 28/8.

Lãi suất cho vay có thể về mức 10% cuối quý III

Lãi suất cho vay có thể về mức 10% cuối quý III

Dự báo này được TS Vũ Đình Ánh đưa ra tại Diễn đàn đầu tư và tài chính ngân hàng do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ KHĐT) chủ trì, chiều 28/8.

NHNN: Lãi suất huy động từ 10-12%/năm
NHNN: Lãi suất huy động từ 10-12%/năm

(VOV) - Hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu... ở mức 12-15%/năm.

NHNN: Lãi suất huy động từ 10-12%/năm

NHNN: Lãi suất huy động từ 10-12%/năm

(VOV) - Hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu... ở mức 12-15%/năm.