Trung Quốc: Nguy cơ hạ cánh cứng cao

VOV.VN - Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới kể từ đầu năm 2016 báo hiệu nguy cơ hạ cánh cứng cao. 

Tình hình thị trường chứng khoán của Trung Quốc kể từ đầu tháng 2/2016 đã có những dấu hiệu khả quan hơn so với khoảng thời gian khủng hoảng thị trường hồi đầu năm. 

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Zhou Xiaochuan vừa đưa ra báo cáo về cam kết cải cách và ổn định thị trường tài chính trong nước.

Thủ tướng Li Keqiang cũng đảm bảo trước Quốc Hội rằng Trung Quốc sẽ tránh được việc hạ cánh cứng, tuyên bố này phần nào đã trấn an được các nhà chức trách nước này.

Chính phủ cũng cam kết cải cách kịp thời, trong đó sẽ chú trọng ổn định nền kinh tế đang mắc nợ và giảm tốc của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn hoài nghi về sự gia tăng phục hồi cổ phiếu ở Trung Quốc. Họ đặt ra nghi vấn xung quanh tính bền vững của việc tăng tốc tới gần 13% của chỉ số Shanghai Composite Index vào ngày 28/1 vừa qua.

Chỉ số Shanghai Composite Index tăng tốc tới gần 13% vào ngày 28/1/2016

Bà Anne StevensonYang - nhà đồng sáng lập công ty phân tích tài chính J Capital Research có trụ sở tại Bắc Kinh - nhận định: “Đằng sau những dấu hiệu phục hồi khả quan của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là những đợt bơm vốn thanh khoản khổng lồ và những sự thúc ép lớn của các nhà hoạch định chính sách nhằm cứu vãn nền kinh tế”.  

Ông Michael Shaoul - giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản Marketfield Asset Management ở New York - cho rằng vẫn chưa thấy bằng chứng thuyết phục về việc chính phủ Trung Quốc đã sẵn sàng để cho thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế bằng cách giảm can thiệp trên diện rộng tại các thị trường chứng khoán và tiền tệ, cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn hoặc xoá bỏ các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ.

Lời hứa hẹn của chính phủ về việc tránh hạ cánh cứng thông qua gia tăng vay mượn và chi tiêu đã dấy lên những lo ngại rằng thực tế Trung Quốc đang tránh né những cải cách quyết liệt hơn, lo rằng sẽ ảnh hưởng tới quyền kiểm soát kinh tế của chính phủ nước này. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về cam kết của Trung Quốc để giải quyết khoản nợ ngày một lớn có giá trị tương đương 2,5 lần kích thước của nền kinh tế.

Sau khi tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 25 năm trong năm 2015, sự khởi đầu chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc kể từ đầu năm 2016 cho thấy sự bất ổn có thể bùng phát trở lại. Với tình trạng hiện tại, giới quan sát thị trường đặt ra nghi vấn: liệu các nhà chức trách Trung Quốc có thúc đẩy thay đổi các chính sách cũng như chịu giảm mức độ can thiệp thị trường để tránh nguy cơ hạ cánh cứng hay không?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới
Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

VOV.VN - Những biến động của nền kinh tế Trung Quốc đang tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường chứng khoán, tiền tệ quy mô toàn cầu.

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

VOV.VN - Những biến động của nền kinh tế Trung Quốc đang tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường chứng khoán, tiền tệ quy mô toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?
Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Thuật ngữ “hạ cánh cứng” được hiểu là nền kinh tế của một nước chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó suy thoái.

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Thuật ngữ “hạ cánh cứng” được hiểu là nền kinh tế của một nước chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó suy thoái.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua

VOV.VN - Theo Tổng Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng của kinh tế nước này năm 2015 chỉ đạt 6,9% - thấp nhất trong vòng 25 năm qua.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua

VOV.VN - Theo Tổng Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng của kinh tế nước này năm 2015 chỉ đạt 6,9% - thấp nhất trong vòng 25 năm qua.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?
Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

Liệu kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không “hạ cánh cứng”.

Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc
Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bloomberg, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc.

Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

Bloomberg: Việt Nam ít chịu tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bloomberg, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.