Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Kỷ luật đầu tư công rất đáng lo ngại

VOV.VN - Quá trình đầu tư công vẫn để xảy ra nhiều công trình không phát huy hiệu quả, việc xử lý nợ đọng và vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất chậm.

Sau khi thẩm tra báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015 của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, trong năm 2015 có 5 chỉ tiêu đạt cao hơn so với báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tổng vốn đầu tư xã hội, tỷ lệ nhập siêu, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tạo việc làm. Có 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như tỷ lệ cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý.

Nhìn chung, đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đều tán thành Báo cáo của Chính phủ và ghi nhận, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, linh hoạt, sáng tạo triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011 là quyết sách đúng đắn, kịp thời làm xoay chuyển tình hình đem lại những thành tựu quan trọng.

Kết quả là trong 5 năm qua, quy mô và tiềm lực của đất nước được nâng lên, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát giảm từ 11,75% năm 2010 xuống còn 0,6% năm 2015. Các cân đối lớn dần được cải thiện, nhập siêu giai đoạn 2011-2015 chỉ còn khoảng 2% so với mức nhập siêu 17,4% giai đoạn 5 năm trước, thu nhập bình quân đầu người từ 1.168 USD năm 2010 lên 2.109 USD năm 2015.

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chỉ rõ kỷ luật đầu tư công vẫn là vấn đề đáng lo ngại. 
Mặc dù vậy, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cho rằng, nhiều chỉ tiêu, tiêu chí phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được, trong đó có 10/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 5,9% thấp hơn mức 7% của giai đoạn trước; Cơ cấu thu, chi ngân sách chưa phù hợp, chi thường xuyên tăng nhanh; bội chi ngân sách còn cao chưa đạt mục tiêu giảm xuống còn 4,5% GDP, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn.

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chỉ rõ: “Công tác tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công có chuyển biến tích cực, khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Tuy nhiên, kỷ luật đầu tư công vẫn là vấn đề đáng lo ngại, nhiều công trình không phát huy hiệu quả, việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản còn chậm, ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn lớn”.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đánh giá, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có những kết quả bước đầu. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo mạnh mẽ, cụ thể nhưng việc triển khai và kết quả mang lại so với yêu cầu thì còn chậm, một số doanh nghiệp triển khai chưa quyết liệt.

Ngoài ra, công tác tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đã có bước chuyển biến, cải thiện khả năng chi trả, bảo đảm an toàn hệ thống, nợ xấu ngân hàng giảm dần, đã sáp nhập một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ hoạt động yếu kém. Nhưng hiện nay lại xuất hiện một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn gặp khó khăn phải thay đổi chủ sở hữu, người quản lý. Trong khi đó, nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của VAMC chưa mang lại hiệu quả.

Nhiều ý kiến của Ủy ban Kinh tế Quốc hội còn nhận định, dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn nhiều khó khăn thì việc giảm nợ xấu khó bền vững, lãi suất cho vay còn cao so với diễn biến lạm phát.

Kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới chỉ là bước đầu, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ, chưa giải quyết tồn tại, bức xúc quá lâu của người dân về quy hoạch, về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mô hình hợp tác xã kiểu mới trong ngành nông nghiệp phát triển còn chậm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt ở các cấp, các ngành đạt kết quả khả quan tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, đến hết năm 2015 có 1.526 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 17,1% tổng số xã và có 15 huyện đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

“Tuy nhiên, có một số xã chạy theo thành tích đạt tiêu chí nông thôn mới đã tạm ứng trước vốn đầu tư xây dựng một số công trình nhưng chưa có nguồn vốn để cân đối cần chấn chỉnh, một số xã còn lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và nâng cao hiệu quả, nâng cao thu nhập người dân chưa có chuyển biến một cách rõ rệt”, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội nêu rõ.

Đánh giá của Ủy ban kinh tế của Quốc hội cũng cho biết, việc thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm hoàn thiện thể chế cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Cùng bản Hiến pháp 2013, nhiều đạo luật được ban hành mới và sửa đổi, bổ sung, chất lượng được nâng cao. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành, vận hành khá đồng bộ. Giá hàng hóa, dịch vụ đã cơ bản theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, tác dụng của hệ thống thể chế mới còn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng có chuyển biến rõ nét, nhiều công trình năng lượng lớn  được đưa vào khai thác, cung cấp đủ nhu cầu điện và có dự trữ. Hạ tầng giao thông cải thiện đáng kể đã nâng cấp mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh và đưa vào khai thác nhiều tuyến đường cao tốc, cảng sân bay mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa; thị trường viễn thông phát triển nhanh và vững chắc.

Tuy nhiên, Ủy ban kinh tế của Quốc hội vẫn cho rằng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn mặt hạn chế, chưa đồng bộ, hiệu quả kết nối chưa cao, chưa có cơ chế, chính sách mang tính đột phá thu hút nguồn lực ngoài nhà nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, chưa cải thiện ùn tắc giao thông nội thị đối với các thành phố lớn nhất là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo chí quốc tế viết về cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam sau Đại hội
Báo chí quốc tế viết về cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam sau Đại hội

Tờ New York Times (NYT) cho rằng ban lãnh đạo mới sẽ tiếp tục cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với Mỹ.

Báo chí quốc tế viết về cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam sau Đại hội

Báo chí quốc tế viết về cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam sau Đại hội

Tờ New York Times (NYT) cho rằng ban lãnh đạo mới sẽ tiếp tục cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với Mỹ.

Phát triển kinh tế xã hội 2016: Coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển kinh tế xã hội 2016: Coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Để đạt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển kinh tế xã hội 2016: Coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phát triển kinh tế xã hội 2016: Coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa

VOV.VN - Để đạt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển kinh tế hợp tác làm bệ đỡ cho nông nghiệp
Phát triển kinh tế hợp tác làm bệ đỡ cho nông nghiệp

VOV.VN -Kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã, mô hình hợp tác có vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. 

Phát triển kinh tế hợp tác làm bệ đỡ cho nông nghiệp

Phát triển kinh tế hợp tác làm bệ đỡ cho nông nghiệp

VOV.VN -Kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã, mô hình hợp tác có vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.