VAMC sẽ không xử lý được hết nợ xấu

VOV.VN -Trước mắt, VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt, khi đầy đủ điều kiện sẽ mua nợ theo giá thị trường.

Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức khai trương tại Hà Nội. Ông Nguyễn Hữu Thủy, Tổng giám đốc VAMC có cuộc trao đổi với báo chí về các hoạt động của công ty.

Ông Nguyễn Hữu Thủy

PV: VAMC đã thành lập với số vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng, mục tiêu là sẽ xử lý 40- 70 ngàn tỉ đồng trong năm nay. Liệu mục tiêu này đặt ra có quá sức với VAMC, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thủy: Vốn điều lệ với hoạt động của VAMC hay tổ chức tín dụng chỉ là hệ số đảm bảo an toàn. Không tổ chức tín dụng nào hoạt động trên vốn điều lệ của mình cả.

Còn trái phiếu đặc biệt thì chúng ta cũng học hỏi kinh nghiệm của các nước. Thực tế, nhiều nước như Malaysia đã sử dụng trái phiếu đặc biệt để giải quyết nợ xấu. Đây là cách huy động vốn trong trung hạn và ngắn hạn. Vừa qua chúng tôi có sang Malaysia, họ cũng phát hành trái phiếu đặc biệt và giải quyết nợ xấu từ năm 1998 – 2005. Trái phiếu sẽ giúp VAMC đi vào hoạt động và mua bán, xử lý nợ xấu một cách thuận lợi.

Vấn đề xử lý nợ xấu không chỉ nằm trong VAMC mà do sự đồng thuận của hệ thống các tổ chức tín dụng, các địa phương.

NHNN đã chuẩn bị rất đầy đủ, các cơ chế rõ ràng, bộ máy, thu nhận những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tín dụng và xử lý nợ của các ngân hàng thương mại để vận hành VAMC. Tôi tin tưởng là sẽ đạt được mục tiêu đề ra. 

PV: Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành không do chính phủ bảo lãnh. Vậy, tính thanh khoản của trái phiếu này có đảm bảo việc mua bán trên thị trường để xử lý nợ xấu?

Ông Nguyễn Hữu Thủy: Nghị định 53 nêu rất rõ trái phiếu này không có chuyển đổi trên thị trường mà là giấy ghi nợ của VAMC. Với trái phiếu này, người sở hữu nó có thể đến Ngân hàng nhà nước để tái chiết khấu. Tất nhiên, sử dụng vốn thì phải có mục đích.

PV: Những tổ chức nào mà có nợ xấu trên 3% thì sẽ phải bán nợ cho VAMC. Vậy có cách nào để ép các ngân hàng phải bán nợ xấu cho VAMC?

Ông Nguyễn Hữu Thủy: Trước hết chúng tôi kỳ vọng không phải dùng từ ép mà đây là nhiệm vụ rất lớn của nền kinh tế. Xử lý được nợ xấu là để các ngân hàng nhẹ gánh nhằm phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế tốt hơn. Với nhận thức như vậy, tôi cho rằng các tổ chức tín dụng cũng cân nhắc và chúng tôi đã thảo luận. Về cơ bản, các tổ chức tín dụng rất đồng thuận với việc mua, bán và xử lý nợ xấu mà VAMC đưa ra.

Không chỉ tổ chức tín dụng nợ xấu trên 3% mà ngay cả các anh có nợ xấu ít hơn 3% thì VAMC sẵn sàng thảo luận để mua nợ xấu từ các ngân hàng này.

Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình - Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC: “Xử lý nợ xấu gặp nhiều thách thức trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp chịu nhiều thách thức, thị trường chưa phục hồi, bản thân công ty cũng chưa có tiền lệ hoạt động.

VAMC giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh quy mô nợ xấu vượt quá khả năng xử lý riêng lẻ của từng tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, xử lý nợ xấu không chỉ dựa vào duy nhất VAMC mà phải có sự phối hợp nhiều bộ ngành, nhiều lĩnh vực”.

PV: VAMC ra đời sẽ có tác động như thế nào, liệu có đánh tan cục máu đông để dẫn vốn cho nền kinh tế?

Ông Nguyễn Hữu Thủy: Chính phủ đã đưa ra đề án tái cấu trúc nền kinh tế, ngân hàng là một phần trong đó. NH có một đề án tổng thể để xử lý nợ xấu. AMC là một trong những công cụ để thực hiện nhiệm vụ đó. Cho nên, không thể nói một công cụ để thay thế cho tất cả được…

PV: Khó khăn nhất của việc mua khoản nợ này là xác định giá khoản nợ. Vậy VAMC sẽ xác định giá như thế nào khi mua bán nợ, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thủy: VAMC mua nợ theo hai hình thức qui định tại Nghị định 53, một là mua theo giá trị sổ sách và phát hành trái phiếu đặc biệt; thứ hai là mua theo giá trị thị trường. Trước mắt, chúng tôi hoạch định kế hoạch đến cuối năm là mua theo giá trị sổ sách và phát hành trái phiếu đặc biệt. Khi đầy đủ các điều kiện thì chúng tôi sẽ mua theo giá thị trường.

PV: Cùng với việc xử lý nợ xấu thì VAMC còn chức năng bảo lãnh cho DN vay vốn. Vậy việc này sẽ được tiến hành thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thủy: VAMC có một đội quân rất chuyên nghiệp về tín dụng và xử lý nợ. Chúng tôi sẽ thẩm định lại toàn bộ hoạt động của DN nếu có thể có cơ hội phục hồi thì chúng tôi có nhiều giải pháp để hỗ trợ DN, thứ nhất chuyển nợ thành vốn góp; thứ hai, khi đã chuyển được nợ thành vốn góp thì việc quan hệ của DN với các tổ chức tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Họ có thể rút tài sản thế chấp ra. Khi chúng tôi trở thành một trong những chủ sở hữu thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn.

PV: Xin cảm ơn ông! 

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: VAMC ra đời không phải sẽ hết ngay nợ xấu

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, công ty mua bán nợ được coi như là một công cụ hữu ích cho quá trình xử lý nợ xấu, cải cách kinh tế, khôi phục lại sự lành mạnh của tổ chức tín dụng nhưng không ít mô hình tại các nước đã thất bại. 

Việt Nam phải có bước đi thận trọng, khôn khéo, phù hợp thực tiễn trong nước. Bên cạnh đó, bộ máy lãnh đạo và nhân viên cũng phải luôn tìm tòi, năng động trong khi hoạt động, nghiêm túc chấp hành mọi quy định để công ty vận hành minh bạch, rõ ràng.

VAMC cần phải có lộ trình cụ thể để làm sao trong một giai đoạn nhất định phát huy được tác dụng, giải quyết đáng kể nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế; phấn đấu đến 2015 có thể đưa nợ xấu xuống mức kiểm soát được theo đúng quy định pháp luật.

Dù ban lãnh đạo NHNN, các tổ chức tín dụng và bộ ban ngành rất trông chờ vào VAMC nhưng đây cũng không phải là "chiếc đũa thần" để có thể xử lý hết, xử lý triệt để nợ xấu. Theo đó, VAMC chỉ nên được coi là thêm 1 công cụ góp phần với các công cụ khác để xử lý nợ xấu, góp phần làm lành mạnh tài chính ngân hàng, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.



Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình giữ chức Chủ tịch VAMC
Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình giữ chức Chủ tịch VAMC

(VOV) -Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Tổng Giám đốc Agribank được điều động và bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch VAMC

Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình giữ chức Chủ tịch VAMC

Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình giữ chức Chủ tịch VAMC

(VOV) -Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Tổng Giám đốc Agribank được điều động và bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch VAMC

Cơ chế hoạt động của VAMC cần theo thông lệ thế giới
Cơ chế hoạt động của VAMC cần theo thông lệ thế giới

(VOV) -Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB "thành lập VAMC là bước đi rõ rệt nhất của Chính phủ Việt Nam về vấn đề nợ xấu". 

Cơ chế hoạt động của VAMC cần theo thông lệ thế giới

Cơ chế hoạt động của VAMC cần theo thông lệ thế giới

(VOV) -Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB "thành lập VAMC là bước đi rõ rệt nhất của Chính phủ Việt Nam về vấn đề nợ xấu". 

VAMC được đầu tư ra ngoài
VAMC được đầu tư ra ngoài

VOV.VN -Việc đầu tư được thực hiện dưới các hình thức như gửi tiền tại các ngân hàng; tham gia góp vốn, mua cổ phần…

VAMC được đầu tư ra ngoài

VAMC được đầu tư ra ngoài

VOV.VN -Việc đầu tư được thực hiện dưới các hình thức như gửi tiền tại các ngân hàng; tham gia góp vốn, mua cổ phần…

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: VAMC không phải 'chiếc đũa thần'
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: VAMC không phải 'chiếc đũa thần'

VOV.VN -Sáng nay (26/7), Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức khai trương tại Hà Nội.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: VAMC không phải 'chiếc đũa thần'

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: VAMC không phải 'chiếc đũa thần'

VOV.VN -Sáng nay (26/7), Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức khai trương tại Hà Nội.

VAMC vì sao không được chào đón?
VAMC vì sao không được chào đón?

VOV.VN -Ngỡ rằng, với vai trò “gỡ nút thắt nợ xấu”, sự ra đời của VAMC sẽ được chào đón, nhưng thực tế đã diễn ra ngược lại.

VAMC vì sao không được chào đón?

VAMC vì sao không được chào đón?

VOV.VN -Ngỡ rằng, với vai trò “gỡ nút thắt nợ xấu”, sự ra đời của VAMC sẽ được chào đón, nhưng thực tế đã diễn ra ngược lại.

VAMC chính thức thành lập với vốn 500 tỷ đồng
VAMC chính thức thành lập với vốn 500 tỷ đồng

VOV.VN-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố chính thức về việc thành lập Công ty Quản lý Tài sản (VAMC).

VAMC chính thức thành lập với vốn 500 tỷ đồng

VAMC chính thức thành lập với vốn 500 tỷ đồng

VOV.VN-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố chính thức về việc thành lập Công ty Quản lý Tài sản (VAMC).