Vào CPTPP, ngành gỗ Việt gặp thách thức về thương hiệu, sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo về bức tranh xuất nhập khẩu ngành gỗ, sáng nay (27/3) tại Hà Nội, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) nhận định, việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hơn là thách thức.

Bình quân mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 3 tỷ USD. Các thành viên của hiệp định CPTPP như Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu lớn của gỗ Việt, ông Quyền cho hay.

(Ảnh minh họa: KT)

Theo Phó Chủ tịch Vifores Nguyễn Tôn Quyền, tham gia vào CPTPP còn có một số quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh như Canada, với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam rất lớn.

Ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản ... được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Vifores cũng chỉ rõ, vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là quyền sở hữu trí tuệ. Ông Quyền cho rằng, hiểu biết về sở hữu trí tuệ ngành gỗ của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế.

Với 8 tỷ USD giá trị xuất khẩu, nhưng giá trị sản phẩm thiết kế tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ. "Chúng ta đều sản xuất theo thiết kế đặt hàng của nước ngoài, vì vậy họ sẽ bảo vệ bản quyền đó. Muốn có thiết kế thì mình phải có thương hiệu, muốn có thương hiệu phải có sở hữu trí tuệ. Và muốn có sở hữu trí tuệ chúng ta phải có nhân lực, đào tạo. Đây là một vấn đề hết sức đau đầu", ông Quyền chia sẻ.

Phó Chủ tịch Vifores nhấn mạnh, trong thực thi hiệp định CPTPP sẽ liên quan tới rất nhiều đối tác không chỉ các doanh nghiệp gỗ, mà còn hộ gia đình trồng rừng, thương mại gỗ, vận tải gỗ, thương lái gỗ, chế biến gỗ … nhưng hiểu biết của họ về vấn đề này là rất hạn chế. Các doanh nghiệp cũng phải tự học hỏi, vươn lên; xây dựng nguồn cung gỗ.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỉ USD. Trong năm nay, ngành gỗ phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu chinh phục con số 9 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp để xây dựng hình ảnh gỗ Việt
Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp để xây dựng hình ảnh gỗ Việt

VOV.VN - Ngành gỗ vừa ra tuyên bố chung “nói không với gỗ bất hợp pháp” để phát triển hình ảnh thương hiệu gỗ Việt với cộng đồng quốc tế.

Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp để xây dựng hình ảnh gỗ Việt

Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp để xây dựng hình ảnh gỗ Việt

VOV.VN - Ngành gỗ vừa ra tuyên bố chung “nói không với gỗ bất hợp pháp” để phát triển hình ảnh thương hiệu gỗ Việt với cộng đồng quốc tế.

Tận dụng lợi thế của Hiệp định CPTPP, Việt Nam phải làm gì?
Tận dụng lợi thế của Hiệp định CPTPP, Việt Nam phải làm gì?

VOV.VN - Việt Nam tham gia CPTPP sẽ góp phần tăng GDP thông qua thu hút đầu tư và tăng trưởng thương mại, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Tận dụng lợi thế của Hiệp định CPTPP, Việt Nam phải làm gì?

Tận dụng lợi thế của Hiệp định CPTPP, Việt Nam phải làm gì?

VOV.VN - Việt Nam tham gia CPTPP sẽ góp phần tăng GDP thông qua thu hút đầu tư và tăng trưởng thương mại, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Doanh nghiệp phải tự nâng năng lực cạnh tranh để hưởng lợi từ CPTPP
Doanh nghiệp phải tự nâng năng lực cạnh tranh để hưởng lợi từ CPTPP

VOV.VN - Để tận dụng các cơ hội từ CP-TPP, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách về công nghệ; hiểu rõ những ưu đãi thuế quan trọng trong hiệp định.

Doanh nghiệp phải tự nâng năng lực cạnh tranh để hưởng lợi từ CPTPP

Doanh nghiệp phải tự nâng năng lực cạnh tranh để hưởng lợi từ CPTPP

VOV.VN - Để tận dụng các cơ hội từ CP-TPP, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách về công nghệ; hiểu rõ những ưu đãi thuế quan trọng trong hiệp định.

Gỗ Việt được nhiều thị trường ngoại ưa chuộng
Gỗ Việt được nhiều thị trường ngoại ưa chuộng

VOV.VN - Gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Gỗ Việt được nhiều thị trường ngoại ưa chuộng

Gỗ Việt được nhiều thị trường ngoại ưa chuộng

VOV.VN - Gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu gỗ Việt có thể tăng 30% giá trị nếu làng nghề liên kết tốt
Xuất khẩu gỗ Việt có thể tăng 30% giá trị nếu làng nghề liên kết tốt

VOV.VN - Liên kết, đăng ký kinh doanh và truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp được các chuyên gia cho là yếu tố then chốt giúp làng nghề gỗ trụ vững khi hội nhập.

Xuất khẩu gỗ Việt có thể tăng 30% giá trị nếu làng nghề liên kết tốt

Xuất khẩu gỗ Việt có thể tăng 30% giá trị nếu làng nghề liên kết tốt

VOV.VN - Liên kết, đăng ký kinh doanh và truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp được các chuyên gia cho là yếu tố then chốt giúp làng nghề gỗ trụ vững khi hội nhập.

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam
Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Hiệp định CPTPP vừa ký kết được kỳ vọng tạo nên xung lực mới cho DN Việt Nam và mở ra cơ hội phát triển kinh tế và hợp tác mới cho các nước tham gia.

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Hiệp định CPTPP vừa ký kết được kỳ vọng tạo nên xung lực mới cho DN Việt Nam và mở ra cơ hội phát triển kinh tế và hợp tác mới cho các nước tham gia.