Vì sao USD vẫn là vua?

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) trụ sở tại Basel, ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, dường như đã tìm được câu trả lời.

Câu hỏi hóc búa đối với ngay cả các nhà kinh tế học kinh nghiệm nhất trong những thập kỷ qua là làm thế nào mà USD vẫn là đồng tiền dự trữ quan trọng nhất trên thế giới mặc dù thị phần toàn cầu của Mỹ đã phần nào làm xói mòn niềm tin của nhiều nước trên thế giới.

Trong báo cáo hàng quý mới nhất ra hôm Chủ nhật 7/12, BIS cho biết “Chúng tôi cho rằng vai trò của USD có thể phản ánh tỷ trọng sản lượng toàn cầu được sản xuất tại các nước với tỷ giá hối đoái USD tương đối ổn định – khu vực USD”.

Năm 1978, nhà kinh tế học Robert Heller và Malcolm Knight được tôn vinh là những người đầu tiên tạo sự chú ý rằng USD trung bình chiếm 66% dự trữ ngoại hối của các nước. Thậm chí ngày nay con số này không thay đổi bao nhiêu với số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy hơn 60% các quỹ được phân phối bằng đồng bạc xanh.

Mối tương quan giữa đồng nội tệ và USD càng lớn, tỷ trọng USD của nền kinh tế nước đó trong dự trữ ngoại hối càng cao, theo Robert McCauley và Tracy Chan, tác giả báo cáo của BIS. Báo cáo cho biết thêm, USD vẫn mạnh mặc dù đã giảm 18% so với các đồng tiền chính kể từ năm 1978 và tỷ trọng của kinh tế Mỹ trong GDP toàn cầu giảm 6% trong 36 năm qua.
 
“Khu vực USD” vẫn chiếm hơn ½ nền kinh tế toàn cầu. Tại nhiều nước với đồng nội tệ so với USD ổn định hơn so với euro, tỷ trọng dự trữ ủng hộ USD tạo ra nguồn thu ổn định hơn tính theo đồng nội tệ”, theo báo cáo của BIS.

Cuộc khảo sát 24 nền kinh tế khác nhau – chiếm 28% tổng dự trữ ngoại hối của các nước, ngoại trừ 3 nền kinh tế lớn nhất. Khảo sát của bao gồm các ví dụ từ lĩnh vực tư nhân và nhận thấy mối tương quan tương tệ về dự trữ ngoại hối./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên