Vinalines tiếp tục đối mặt thua lỗ

Toàn bộ đội tàu 21 chiếc hiện tại của Vinalines lại đang phải đối mặt với tình trạng càng hoạt động càng thua lỗ. 

Theo đề án tái cấu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty phải duy trì một đội tàu tương đối mạnh, làm nòng cốt cho vận tải biển của Quốc gia. Tuy nhiên, thực tế, toàn bộ đội tàu 21 chiếc hiện tại của Vinalines lại đang phải đối mặt với tình trạng càng hoạt động càng thua lỗ. 

Trong khi đó, theo dự báo của nhiều chuyên gia, năm 2015 giá dầu trên thế giới tiếp tục giảm và nguồn cung tàu của Trung Quốc tiếp tục tăng, cước vận tải biển không có gì sáng sủa hơn năm 2014. Mặc khác, ngay cả khi nền kinh tế thế giới được cải thiện hơn, vận tải biển cũng chưa có nhiều cơ hội tăng trưởng. Bởi vậy, việc tái cơ cấu của Vinalines sẽ còn phải vượt qua những khó khăn để có thể hoạt động hiệu quả. 


Cảng Quảng Ninh sẽ được chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa Vinalines đã yêu cầu Tổng công ty xem xét lại toàn bộ đội tàu, chia làm hai nhóm. Trong đó, “nhóm 1 là những tàu có thể tiếp tục hoạt động với tư cách sở hữu của Vinalines. Đây phải là những tàu trẻ, cơ cấu phù hợp với thị trường hàng vận chuyển hiện nay, nếu duy trì hoạt động sẽ đem lại hiệu quả. Nhóm thứ 2 là những tàu già, cũ, hỏng hóc nhiều mà kinh doanh kém hiệu quả sẽ phải bán ngay để cắt lỗ và trả nợ” - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo.

Nhóm 1 sẽ được Vinalines bán cho Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC). Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các ngân hàng (người cho vay khoản đầu tư mua tàu trước đây) sẽ thỏa thuận để có được giá mua phù hợp. 

Đối với nhóm 2, Vinalines sẽ mời các tổ chức tín dụng quốc tế vào đánh giá cho khách quan. Khoản nợ mua tàu liên quan đến những đối tượng nào, sẽ thống nhất với đối tượng đó về tỷ lệ chia tiền bán được, trả dứt điểm các khoản nợ Vinalines đã vay mua tàu trước đó.

Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu xử lý ngay ba con tàu để thu hồi công nợ cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đầu tư trước đó, là tàu Galaxy, Global và Brave. Đây cũng là những con tàu nằm trong số các tàu mà tại cuộc họp đầu năm 2014 về tái cơ cấu để thực hiện cổ phần hóa, Vinalines đã kiến nghị được bán. 

Ông Lê Anh Sơn, Tổng giám đốc Vinalines cho biết, Vinalines sẽ nhanh chóng bán các con tàu hoạt động không hiệu quả. Khoản tiền thu được sẽ tập trung để xử lý các khoản nợ đã vay khi đầu tư tàu. Hiện tại, Vinalines đang tiếp tục đàm phán với các ngân hàng trong nước và quốc tế. “Một số khoản sẽ được hoán đổi, một số khoản chúng tôi thanh toán bằng tiền từ việc xử lý tài sản đó”, ông Sơn nói.

Theo Tổng Giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn, tính đến thời điểm hiện tại, Vinalines đã có 9 doanh nghiệp thành viên đấu giá cổ phần lần đầu thành công. Thời gian tới, Vinalines tiếp tục phát hành cổ phiếu ra thị trường (IPO) của 5 doanh nghiệp là cảng Nghệ Tĩnh, cảng Sài Gòn, cảng Năm Căn, cảng Cam Ranh và cảng Cần Thơ. Vinalines đang trình phương án cổ phần hóa Tổng công ty (công ty mẹ) và sau khi được phê duyệt, Vinalines sẽ triển khai thủ tục để có thể tiến hành IPO vào cuối quý I/2015.

Vinalines cho biết, nguồn thu từ IPO tại các công ty thành viên diễn ra trong 3 quý đầu của năm 2014 đã không được như kỳ vọng, khi cả 4 cảng lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang và Đà Nẵng đều chỉ bán được chưa đầy 5% cổ phần, trong khi mục tiêu thoái vốn cao gấp 5 lần. Nguyên nhân chính khiến cổ phiếu các cảng biển bị “ế” là do tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Nhà nước quá cao (75%) khiến các nhà đầu tư không mấy mặn mà.

Để tháo gỡ “nút thắt” này, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ cho phép Vinalines được hạ tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại 4 cảng đầu mối trọng yếu là Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Sài Gòn từ 75% xuống còn 51%.

Điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ từ 75% xuống còn 49% đối với các cảng: Cần Thơ, Nghệ Tĩnh và Cam Ranh; điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ 50 - 65% xuống dưới 50% đối với cảng Khuyến Lương, Năm Căn; thoái toàn bộ phần vốn tại Công ty cổ phần cảng Nha Trang.

Ngoài ra, để đẩy nhanh hơn nữa quá trình tái cơ cấu Vinalines, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức đề xuất phá sản Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cà Mau thay cho việc tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ. Lý do dẫn tới đề xuất mạnh tay này của Vinalines là do doanh nghiệp này đã đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh, mất cân đối tài chính… 

Như vậy, danh sách các công ty thành viên của Vinalines sẽ phá sản trong thời gian tới là Vinashinlines, Falcon và Công ty TNHH một thành viên Công ty Công nghiệp tàu thủy Cà Mau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vinalines tiếp tục đề xuất bán ụ nổi 83M
Vinalines tiếp tục đề xuất bán ụ nổi 83M

Tốn kém tiền neo đậu và kinh phí sửa chữa là lý do Vinalines đưa ra để đề nghị cơ quan quản lý cho phép bán ụ nổi.

Vinalines tiếp tục đề xuất bán ụ nổi 83M

Vinalines tiếp tục đề xuất bán ụ nổi 83M

Tốn kém tiền neo đậu và kinh phí sửa chữa là lý do Vinalines đưa ra để đề nghị cơ quan quản lý cho phép bán ụ nổi.

Lỗ lũy kế của Vinalines lên đến hơn 19.000 tỷ đồng
Lỗ lũy kế của Vinalines lên đến hơn 19.000 tỷ đồng

Trong tổng số lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013, Vinalines đã có số lỗ lũy kế lên tới 19.110 tỷ đồng.

Lỗ lũy kế của Vinalines lên đến hơn 19.000 tỷ đồng

Lỗ lũy kế của Vinalines lên đến hơn 19.000 tỷ đồng

Trong tổng số lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013, Vinalines đã có số lỗ lũy kế lên tới 19.110 tỷ đồng.

Vinalines thu về hơn 315 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi Maritime Bank
Vinalines thu về hơn 315 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi Maritime Bank

Số tiền thu được từ thoái vốn tại Maritime Bank sẽ được Vinalines dùng để tái cơ cấu các khoản nợ, có tổng trị giá hơn 16.000 tỉ đồng tại công ty mẹ

Vinalines thu về hơn 315 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi Maritime Bank

Vinalines thu về hơn 315 tỉ đồng từ việc thoái vốn khỏi Maritime Bank

Số tiền thu được từ thoái vốn tại Maritime Bank sẽ được Vinalines dùng để tái cơ cấu các khoản nợ, có tổng trị giá hơn 16.000 tỉ đồng tại công ty mẹ

HNX sẽ hỗ trợ Vinalines khi cổ phần hoá
HNX sẽ hỗ trợ Vinalines khi cổ phần hoá

Vinalines sẽ phối hợp với HNX triển khai cổ phẩn hoá, bán đấu giá cổ phần của Vinalines tại HNX theo đúng chương trình đã được phê duyệt.

HNX sẽ hỗ trợ Vinalines khi cổ phần hoá

HNX sẽ hỗ trợ Vinalines khi cổ phần hoá

Vinalines sẽ phối hợp với HNX triển khai cổ phẩn hoá, bán đấu giá cổ phần của Vinalines tại HNX theo đúng chương trình đã được phê duyệt.

VINALINES “bắt tay” với HNX để đẩy nhanh cổ phần hóa
VINALINES “bắt tay” với HNX để đẩy nhanh cổ phần hóa

VINALINES phối hợp với HNX triển khai IPO, đấu giá bán cổ phần của VINALINES tại HNX theo đúng chương trình IPO.

VINALINES “bắt tay” với HNX để đẩy nhanh cổ phần hóa

VINALINES “bắt tay” với HNX để đẩy nhanh cổ phần hóa

VINALINES phối hợp với HNX triển khai IPO, đấu giá bán cổ phần của VINALINES tại HNX theo đúng chương trình IPO.

Tháng 8/2015, Bộ GTVT tổ chức thi tuyển chức danh Chủ tịch Vinalines
Tháng 8/2015, Bộ GTVT tổ chức thi tuyển chức danh Chủ tịch Vinalines

VOV.VN -Người ứng tuyển phải có 5 năm công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến công việc thi tuyển, trong đó có ít nhất 3 năm làm quản lý.

Tháng 8/2015, Bộ GTVT tổ chức thi tuyển chức danh Chủ tịch Vinalines

Tháng 8/2015, Bộ GTVT tổ chức thi tuyển chức danh Chủ tịch Vinalines

VOV.VN -Người ứng tuyển phải có 5 năm công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến công việc thi tuyển, trong đó có ít nhất 3 năm làm quản lý.