WB chi trả 51,5 triệu USD cho 70.555 chủ rừng Việt Nam giảm phát thải carbon

VOV.VN - Việt Nam nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới do giảm được 10,3 triệu tấn phát thải carbon cho giai đoạn từ ngày 1/2/2018 đến ngày 31/12/2019.

Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải carbon đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới.

Khoản chi trả này đã được chuyển cho Việt Nam do giảm được 10,3 triệu tấn phát thải carbon cho giai đoạn từ ngày 1/2/2018 đến ngày 31/12/2019. Đây là khoản chi trả đơn lẻ lớn nhất từng có từ Quỹ FCPF cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh và chất lượng cao. Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia theo kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi được xây dựng qua quá trình tham vấn minh bạch với nhiều bên tham gia.

"Thành công của chương trình REDD+ đưa Việt Nam đến gần hơn với việc thực hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đầy tham vọng của Việt Nam, theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ các khu vực quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học," Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết.

Việt Nam đã thu được kết quả giảm phát thải vượt quá khối lượng đã ký hợp đồng với Quỹ FCPF, có thể bán khối lượng giảm phát thải vượt trội này cho bên thứ ba, thông qua các Hiệp định song phương hoặc thị trường carbon. Việt Nam cũng có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội này cho Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu.

"Khoản chi trả mang tính bước ngoặt này đánh dấu một bước tiến để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu, mở ra một cơ hội mới để tài trợ cho các cam kết và mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của quốc gia", Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết.

Chương trình này đã tạo ra 16,2 triệu kết quả giảm phát thải đã được xác minh cho giai đoạn 2018 - 2019, cao hơn 5,9 triệu so với khối lượng 10,3 triệu trong Thỏa thuận chi trả giảm phát thải. Ngân hàng Thế giới đã thông báo cho Việt Nam việc thực hiện quyền mua thêm 1 triệu kết quả giảm phát thải bên ngoài số lượng hợp đồng.  

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam bảo vệ các khu rừng nhiệt đới của đất nước, bao phủ 3,1 triệu trong số 5,1 triệu ha đất trong khu vực thực hiện chương trình. Những khu rừng này có tầm quan trọng về sinh thái, bao gồm 5 hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của 12% dân số Việt Nam, bao gồm 13 nhóm dân tộc thiểu số và nhiều cộng đồng sinh sống phụ thuộc vào rừng, trong đó gần 1/3 dân số trong khu vực sống dưới mức nghèo của quốc gia. Thông qua việc cải thiện quản lý rừng, đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp và tăng cường các chính sách nông nghiệp, chương trình giúp tăng cả phạm vi và chất lượng che phủ rừng với sự hợp tác của cộng đồng địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp
Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việt Nam có 14 triệu hecta rừng, nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, thêm nguồn tài chính xanh cho DN. Bên cạnh đó, các DN sản xuất nếu giảm phát thải dư tiêu chuẩn cũng có thể bán tín chỉ này. Tuy nhiên, đây là việc còn mới mẻ và khó nên không phải DN nào cũng làm được và cần hỗ trợ.

Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp

Thương mại tín chỉ carbon, lợi ích kép cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việt Nam có 14 triệu hecta rừng, nếu quản lý, phát triển bền vững sẽ tạo ra các tín chỉ carbon thông qua hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, tăng hấp thụ carbon, thêm nguồn tài chính xanh cho DN. Bên cạnh đó, các DN sản xuất nếu giảm phát thải dư tiêu chuẩn cũng có thể bán tín chỉ này. Tuy nhiên, đây là việc còn mới mẻ và khó nên không phải DN nào cũng làm được và cần hỗ trợ.

Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?
Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đề án bán tín chỉ carbon ở Quảng Nam vẫn nằm trên giấy.

Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

Vì sao tỉnh Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng?

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên tại Việt Nam được Chính phủ đồng ý thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2025. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, đề án bán tín chỉ carbon ở Quảng Nam vẫn nằm trên giấy.

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon
Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

VOV.VN - Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon, từ đó đề xuất cách tiếp cận, mục tiêu, lộ trình thực hiện Đề án.

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

Nghiên cứu kỹ, toàn diện việc hình thành chính sách thị trường tín chỉ carbon

VOV.VN - Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng việc hình thành các chính sách liên quan đến thị trường tín chỉ carbon, từ đó đề xuất cách tiếp cận, mục tiêu, lộ trình thực hiện Đề án.

Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon
Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Sản xuất lúa gạo đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông hộ và ngành hàng này vẫn đang không ngừng đổi thay để phát triển. Đã có rất nhiều dự án, mô hình sản xuất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai với mục tiêu nâng cao, khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon

Vựa lúa ĐBSCL với mục tiêu giảm phát thải – bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Sản xuất lúa gạo đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu nông hộ và ngành hàng này vẫn đang không ngừng đổi thay để phát triển. Đã có rất nhiều dự án, mô hình sản xuất được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai với mục tiêu nâng cao, khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.