Xử lý nghiêm “cò” xe quá trọng tải

Dư luận gần đây cho rằng, cơ quan chức năng chưa có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn một số hiện tượng "cò xe" quá trọng tải.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau: Sau 6 tháng thực hiện và 4 tháng triển khai đồng loạt (từ ngày 1/4/2014) kiểm soát trọng tải xe, các trạm Kiểm soát trọng tải xe lưu động đã tích cực hoạt động, từ ngày 1/4/2014 đến hết ngày 31/7/2014 đã kiểm tra 183.858 xe, phát hiện xử lý vi phạm 32.160 xe, chiếm tỉ lệ 17,49% tổng số xe được kiểm tra.

Thông qua công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, người lái xe phần nào đã nhận thức được đây là nhiệm vụ chính trị, chủ trương đúng đắn nhằm góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, đồng thời là tiền đề cho phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải, góp phần giảm tải cho vận tải đường bộ.

Trong quá trình thực hiện, Bộ cũng đã phát hiện một số nội dung chưa phù hợp thực tế hiện nay và đã kịp thời tham mưu sửa đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khó khăn, vướng mắc phát sinh, trong đó có hiện tượng "cò xe", "dẫn xe" né trạm kiểm tra tải trọng xe đang diễn ra ở một số địa phương như Tây Ninh, Hải Dương, Yên Bái, Hòa Bình...

Để giải quyết tình trạng nêu trên, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn như xử lý như thông báo số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về công tác kiểm soát tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và của cơ quan công an; mở và duy trì trang điện tử đường bộ "Diễn đàn hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ".

Đề nghị Công an các địa phương tiến hành điều tra, xác minh và có biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm hiện tương các xe dừng đỗ nối đuôi nhau trên đường, chờ cơ hội để vượt, luồn lách, "né Trạm" hoặc "tăng bo giảm tải" qua Trạm; nhất là đối với hiện tượng xe tải muốn vượt Trạm kiểm tra tải trọng xe phải "làm luật" với các đối tượng "cò xe", hoặc các cá nhân là nhân viên của Trạm.

Yêu cầu các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Trạm kiểm tra trọng tải xe bố trí làm việc theo ca, quy định rõ trách nhiệm của từng ca làm việc, bảo đảm việc giao ca không dừng hoạt động của Trạm, không để cho các xe quá tải lợi dụng đêm tối vượt Trạm...

Kết quả bước đầu, đã hạn chế được tình trạng xe quá tải tránh né, vượt trạm; đã bắt được một số "cò xe" tại Hải Dương, Yên Bái, Nghệ An. Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải phối hợp với cơ quan công an siết chặt công tác kiểm soát tải trọng xe, tăng cường tuần tra, kiểm soát, điều tra, xử lý nghiêm khắc những đối tượng "cò xe", chống đối, phá hoại trạm kiểm tra trọng tải xe.

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề trên, cần có sự vào cuộc của các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng, cộng đồng xã hội, đặc biệt là sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ùn tắc do cân trọng tải tại cảng Hải Phòng
Ùn tắc do cân trọng tải tại cảng Hải Phòng

Cảng đã phải xếp hàng ra cả các khu bãi đang xây dựng, làm chậm tốc độ giải phóng tàu. 

Ùn tắc do cân trọng tải tại cảng Hải Phòng

Ùn tắc do cân trọng tải tại cảng Hải Phòng

Cảng đã phải xếp hàng ra cả các khu bãi đang xây dựng, làm chậm tốc độ giải phóng tàu. 

Gần 100% xe tải không qua trạm cân tuyến TP HCM - Trung Lương
Gần 100% xe tải không qua trạm cân tuyến TP HCM - Trung Lương

VOV.VN - Trong tháng 5/2014 đã có 31.182 xe lưu thông qua trạm nhưng chỉ có 23 xe tải thực hiện cân kiểm soát tải trọng.

Gần 100% xe tải không qua trạm cân tuyến TP HCM - Trung Lương

Gần 100% xe tải không qua trạm cân tuyến TP HCM - Trung Lương

VOV.VN - Trong tháng 5/2014 đã có 31.182 xe lưu thông qua trạm nhưng chỉ có 23 xe tải thực hiện cân kiểm soát tải trọng.