Hội Gióng đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể

Hội Gióng, với biểu tượng Thánh Gióng đẹp đẽ, hào hùng đã mang đến những ý nghĩa to lớn với người dân Việt Nam. Đây là Di sản thứ ba của Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010

Sáng 22/1, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND TP Hà Nội, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức trao bằng của UNESCO công nhận  Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sau sự kiện 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới; Khu Di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, hội Gióng đã trở thành di sản thứ ba của Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đã trở thành niềm vinh dự và tự hào, trước hết thuộc về các bậc tiền nhân đã sáng tạo, dựng xây và để lại cho những thế hệ sau này những di sản văn hóa vô giá.

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, bà Katherine Muller đã trao bằng của UNESCO ghi danh Hội Gióng là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại cho TP Hà Nội.

Cũng trong buổi lễ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố chương trình hành động Quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hội Gióng giai đoạn 2011 – 2015.

Hội Gióng, là lễ hội có bề dày văn hóa xa xưa mang tính dân tộc và tính cộng đồng sâu rộng. Không những vậy, đây còn là một nghi thức thờ cúng anh hùng dân tộc, đồng thời là một cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca Gióng trên một quy mô rộng lớn. Đó là một sáng kiến văn hóa từ đầu thế kỷ thứ XI của nhà Lý và của nhân dân địa phương, được cả nước qua bao đời hưởng ứng.

Sau phần nghi lễ đón nhận bằng công nhận của UNESCO, lễ hội còn diễn ra các chương trình diễn xướng dân gian đặc sắc như diễn xướng kéo chữ, trình diễn xếp chữ, đánh trận phất cờ… với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương.

Các cụ trong làng làm lễ tế Nam Giao trước khi lễ rước bắt đầu

Đoàn rước kéo dài cả một đoạn đê

Giá Ngự - nơi ngựa của Thánh Gióng nghỉ chân

Ngựa của Thánh Gióng đặt sau Giá Ngự chuẩn bị cho buổi lễ

 

Màn biểu diễn của dân địa phương

Mặt đê được chọn làm "khán đài"

Bất chấp thời tiết lạnh buốt nhiều cụ già vẫn kiên trì ngồi theo dõi buổi lễ

Phía dưới sân, một ông Hiệu của Thánh Gióng đang được "chăm sóc"

 

Hai ông Tiểu Cổ đang tiến vào khán đài

Hình ảnh biểu trưng 1 trong 28 bà Tướng giặc Ân sang xâm lược

Các cụ trong ban tế: cụ bà đại diện tế Mẫu, cụ ông đại diện tế Thánh Gióng

Một góc của buổi lễ

Các cụ đang chuẩn bị cờ cho ông Hiệu cờ (đóng vai ông Gióng)

Tướng Hổ một trong các vị tướng đắc lực của Thánh Gióng

Màn phất cờ của ông Gióng

Chiếc bát biểu tượng cho sự may mắn, no đủ được ông Gióng dùng chân tung cho nhân dân

Trời rét, trang phục mong manh nhưng các "diễn viên" vẫn phấn khởi khi được tham gia buổi lễ

Mỗi góc khán đài là một ông Hiệu (trong ảnh là ông Hiệu chiêng)

Bằng của UNESCO được các cụ rước về đền

Kết thúc buổi lễ các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm cùng các diễn viên địa phương

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên