Thăm thành cổ Prague

Những kiến trúc cổ vẫn vẹn nguyên đã cuốn hút khách du lịch đến Prague (Czech) bất kể đó là mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống âm 15 độ C...

Thành cổ Prague nhìn từ chân cầu thành phố

 

Cửa ngõ vào thành cổ Prague

Qua cửa ngõ, du khách sẽ đi trên cây cầu của những người yêu nhau- cầu Charles (người Việt quen gọi là cầu Tình). Phương tiện cơ giới không được lưu thông trên cầu Charles. Cây cầu dài 516m. Nếu đến đây, bạn chưa đi bộ trên cầu … thì coi như bạn chưa tới Czech.

Bạn sẽ được thưởng thức tiếng nhạc lúc trầm bổng, lúc rộn rã vui tươi của các nghệ sỹ đường phố trên cầu Charles.

Lâu đài Prague nhìn từ câu cầu Charles
Du khách chiêm ngưỡng công trình kiến trúc trong thành cổ

Cung điện Hoàng gia Czech

Hệ thống xe điện trong thành cổ Prague

Dòng sông Vlatava thơ mộng - điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu.


Cũng sẽ là một thiếu sót nếu đến Praha mà bạn không thăm Quảng trường Hoàng gia với đồng hồ con Gà nổi tiếng luôn nhộn nhịp khách du lịch.


Cứ sau mỗi tiếng, chiếc đồng hồ lại thong thả hồi chuông, chú gà vàng gáy vang lên từ tòa tháp cao nhất, và những vị thần lần lượt đi qua ô cửa nhỏ…

Chiếc đồng hồ này (tiếng Czech là Orloj) được xây dựng từ thế kỷ 15, là niềm tự hào của người dân Prague.

Trên Tháp đồng hồ là Bảng số thiên văn, theo chỉ dẫn của các dụng cụ đo các sao, có thể xem được thời gian, các chu kỳ thiên văn, vị trí của Mặt trời và tại thời điểm đó cùng với chùm sao nào trong vòng 12 con giáp, vị trí của Mặt trăng nằm trên hay dưới đường chân trời, chu kỳ và vị thế của Mặt trăng đối với Mặt trời.

Dưới bảng thiên văn là Mặt lịch có thể biết được hiện đang là tháng nào, ngày bao nhiêu. Trên bảng số thiên văn có hai ô cửa sổ, có nhìn thấy các vị tông đồ đi qua. Trên mặt tường Tháp chuông có trang trí ở bên cạnh là tượng, tượng bán thân các thiên thần nằm giữa hai cửa sổ các vị Tông đồ và con Gà bằng vàng biết gáy đứng trên cửa sổ.


Praha còn gây ấn tượng với khách du lịch bởi những nhà thờ, lâu đài. Nhìn từ quảng trường Hoàng Gia hay Quảng trường Václav (người Việt gọi là Quảng trường con ngựa), du khách sẽ được chuyên ngưỡng rõ nhất những kiến trúc độc đáo này.

Quảng trường Václav 


Lúc đầu, quảng trường là một khu chuyên buôn bán ngựa và mang tên Konskýtrh (chợ ngựa).  Sau được nhà văn Sáclơ Havlícek Borovský trong một dự án đề nghị đổi tên thành Václav - tên một vị vua hùng mạnh của Czech.

Dọc hai bên quảng trường là những tòa nhà kiểu cổ, mỗi nhà đều mang theo một truyền thuyết và lịch sử riêng.

Những con phố cổ tại trung tâm Prague

Thủ đô Prague nhìn từ đồi…
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên