An toàn lao động: Nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu

VOV.VN-Nhiều người tự hỏi, sao khi nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu dân đã được cảnh báo nhưng không có cá nhân hay cơ quan chức năng nào quan tâm kịp thời

 

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra sáng 6/11 tại công trường thi công Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông xuống đường Nguyễn Trãi làm một người đi đường tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương.

Những ngày qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã rốt ráo vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ và chỉ đạo thực hiện ngay các giải pháp khắc phục sau vụ tai nạn lao động tại khu vực công trường dự án đường sắt trên cao tuyến Hà Đông- Cát Linh (Hà Nội) làm 1 người tử vong và hai người bị thương, nhưng người dân vẫn không cảm thấy an tâm. Không an tâm vì đó là sự rốt ráo muộn màng mà hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra.

Nhiều người tự hỏi, tại sao khi nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu những người dân đã được cảnh báo nhưng không có cá nhân hay cơ quan chức năng nào quan tâm kịp thời.

Nhiều vụ tai nạn lao động khác cũng rơi vào tình trạng tương tự vì sự thức tỉnh luôn chậm trễ hoặc vắng bóng những người có trách nhiệm.

Chúng ta cũng không ngạc nhiên với những con số được nêu ra trong cuộc hội thảo thẩm tra Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động cách đây 2 tháng. Hiện chỉ có 7% doanh nghiệp báo cáo tai nạn lao động. Tần suất nạn nhân tử vong bình quân là 5,5/100.000 người lao động. Mỗi năm có khoảng 600 vụ tai nạn chết người. Tuy nhiên, thực tế con số ngành y tế báo cáo còn cao gấp 3 lần so với con số trên về số người chết và gấp 20 lần số người bị tai nạn. Vì sao thực trạng này vẫn tiếp tục diễn ra mà hướng giải quyết lại không sáng rõ.

Hôm nay (12/11), Quốc hội bàn về Luật An toàn Vệ sinh lao động. Trong câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn về “Tai nạn lao động và câu chuyện xây dựng luật” với vị khách mời là TS Bùi Sỹ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Mời quý vị và các bạn cùng nghe

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên