Thời sự trưa 22/9:

Nhức nhối các dự án đường sắt đô thị đội vốn, chậm tiến độ

VOV.VN - Hầu hết các dự án đường sắt đô thị bị “đội” vốn “khủng” là do nghiên cứu dự án sơ sài, không nắm chắc về kỹ thuật.

 

 Chương trình thời sự trưa 22/9

Nhiều dự án đường sắt đô thị đội vốn với con số “khủng” đã trở thành vấn đề “nóng” của ngành giao thông vận tải thời gian qua. Dư luận có quyền hoài nghi, chờ đợi câu trả lời: Vì sao hầu hết các dự án đều chậm tiến độ vài năm và đội vốn từ 60 đến 170%?

Sau gần 3 năm triển khai xây dựng, đến nay tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được biết đến như một trong những công trình “điển hình” về khả năng “đội” vốn. Nếu như cuối 2011 khi khởi công dự án, số vốn được tính toán là 552 triệu USD, thì nay đã “đội” lên thành 891 triệu USD (tăng thêm khoảng 60% so với số vốn ban đầu).

Không chỉ tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đội vốn với con số khủng mà trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều điển hình khác cho thực trạng này. Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu hơn 19.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2009 đến năm 2015.

Tuy nhiên, đến nay dự kiến thời gian hoàn thành sẽ chậm lại 3 năm, tổng mức đầu tư cũng sẽ tăng lên 51.000 tỷ đồng. Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là 783 triệu euro, nhưng nay đã phải điều chỉnh lên 1,1 tỷ euro.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, xây dựng cho rằng, nguyên nhân chính của việc hầu hết các dự án đường sắt đô thị bị “đội” vốn “khủng” là do nghiên cứu dự án sơ sài, không nắm chắc về kỹ thuật, công nghệ, hướng tuyến và giải pháp. Cùng với đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào tư vấn nhà tài trợ dự án.

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 16 dự án đường sắt đô thị đang được triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các dự án này đều bị chậm tiến độ từ 2 - 5 năm.

Chương trình còn có những nội dung:

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Gia Lai tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Khai mạc phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn Thống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Làm thế nào để phát huy nguồn lực của 4 triệu kiều bào đang sinh sống ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đóng góp cho đất nước.

Trong phần tin thế giới:

Tổng thống Ukraine cam kết thực hiện kế hoạch hòa bình tại miền Đông.

Khoảng 600.000 khắp nơi trên thế giới đã xuống đường tuần hành chống biến đổi khí hậu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 300 xe tải vẫn ách tắc trên quốc lộ 4D
Gần 300 xe tải vẫn ách tắc trên quốc lộ 4D

VOV.VN - Tại hiện trường hiện có trên 300 xe tải trọng xếp hàng dài hơn 3km dừng đỗ ở hai đầu chờ đợi thông đường.

Gần 300 xe tải vẫn ách tắc trên quốc lộ 4D

Gần 300 xe tải vẫn ách tắc trên quốc lộ 4D

VOV.VN - Tại hiện trường hiện có trên 300 xe tải trọng xếp hàng dài hơn 3km dừng đỗ ở hai đầu chờ đợi thông đường.

Phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai có thể lên đến 1,22 triệu đồng/lượt
Phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai có thể lên đến 1,22 triệu đồng/lượt

VOV.VN -Với chiều dài 245km từ Hà Nội qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái đến Lào Cai, cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam

Phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai có thể lên đến 1,22 triệu đồng/lượt

Phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai có thể lên đến 1,22 triệu đồng/lượt

VOV.VN -Với chiều dài 245km từ Hà Nội qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái đến Lào Cai, cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam