"Chúng tôi tưởng sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam..."

(VOV) - “Khi rời khỏi Việt Nam bằng thuyền, chúng tôi nghĩ sẽ đi luôn, không bao giờ quay trở lại”

“Đến năm 2001, thấy nhiều người về Việt Nam, cha mẹ, em trai tôi cũng về. Họ tìm đến ngôi nhà cũ của gia đình tôi trên đường Lý Chính Thắng, quận I. Đứng một hồi lâu, họ gõ cửa, chuẩn bị sẵn tâm thế rằng người chủ mới sẽ xua đuổi, không cho vào. Nhưng không ngờ, người đó đã mở rộng cửa, niềm nở mời gia đình tôi vào nhà, mời ăn trưa. Rồi người đó còn trao cho gia đình chúng tôi tập album ảnh mà chúng tôi bỏ lại, được họ giữ gìn cẩn thận. Cha mẹ tôi mang theo tập album ấy về Mỹ. Cha mẹ bảo tôi một lúc nào đó, hãy về thăm lại nhà xưa”.

Tôi gặp Ngọc Dung (Annie Pham- Cheng) ở làng Hòa Bình Thanh Xuân (Hà Nội) khi chị đi cùng con mình và các bạn của con trong đoàn đến thăm làng. Đây là lần đầu tiên chị về thăm Việt Nam sau hơn 30 năm xa xứ. “Hồi còn ở Việt Nam cha tôi là giáo sư dạy toán, mẹ là dược sĩ. Tôi rời Việt Nam năm 13 tuổi. Sang Mỹ, tôi học xong phổ thông rồi vào Harvard học Đại học Nha khoa...”. Ngọc Dung kể. Trong trường, chị đã gặp chồng mình bây giờ. Anh là người gốc Hoa. Hiện nay chị là nha sĩ cho trẻ em và anh là bác sĩ chữa trị ung thư. Họ có 2 con, cậu con trai học lớp 7 và cô con gái học lớp 4.

Vợ chồng chị và cô con gái tên là Camille

Ngọc Dung bảo lần đó, nghe cha mẹ nói, chị cũng định sẽ về Việt Nam, nhưng rồi công việc bận rộn, con lại nhỏ, lần lữa mãi chưa đi được. Đến năm nay, trường trung học Santa Barbara nơi con trai chị đang học, tổ chức chuyến du lịch Việt Nam. Thấy chương trình hay nên chị đăng ký để cả nhà cùng tham gia. Chồng chị cũng ủng hộ ý định này. Anh muốn các con đi về Việt Nam, tìm hiểu một phần gốc rễ của mình, cũng như đi ra ngoài để tìm hiểu thế giới.

Chị nói về chuyến đi với một vẻ rất hào hứng: “Chúng tôi về Việt Nam, nghỉ lại ở miệt vườn mấy ngày. Trời nóng, lũ trẻ vui chơi với sông nước và chúng hồn nhiên nhảy xuống sông bơi, rồi đi hái trái cây rất vui. Chúng tôi có thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở trong Nam. Ra Hà Nội, thì thăm Bảo tàng Phụ nữ và đến thăm các em bé nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở làng Hòa Bình Thanh Xuân”. Tại đây, cô giáo của bọn trẻ đã trao quà và một món tiền ủng hộ Làng. Tất cả là do các học sinh Mỹ tự quyên góp ở trường khi biết về chương trình chuyến đi của đoàn. Các em ân cần thăm hỏi, trao quà cho các bạn nhỏ kém may mắn, bị nhiễm chất độc da cam, di chứng của chiến tranh.

Mang quà tặng cho trẻ em ở Làng Hòa Bình Thanh Xuân- Hà Nội

Cô con gái Camille cùa chị (bên phải) và một bạn nhỏ nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Ngọc Dung cũng về thăm lại nhà xưa, cư xá ở đường Lý Chính Thắng. Trong lòng cứ mong mỏi nhìn lại ngôi nhà xưa, nhưng thực ra đã hơn 30 năm, vật đổi sao dời, nhà cửa được xây dựng lại hết, cảnh quan khác xưa rất nhiều. Nhưng thật may là chị gặp lại người hàng xóm, nay định cư ở Nhật, cũng đang về chơi. Vui vì tình cảm người thân, bạn bè vẫn còn mãi.

Chị cùng gia đình và các bạn của con đã gặp, trò chuyện với đạo diễn Đặng Nhật Minh và xem bộ phim “Đừng đốt” của ông về bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bộ phim rất xúc động, cho ta hiểu thêm về một thời quá khứ. Ngọc Dung cứ khen diễn viên Minh Hương thật đẹp và diễn xuất hay lắm.

Chị cứ nhắc đi nhắc lại, rằng chắc chắn chị và chồng, con sẽ quay trở lại. “Chúng tôi về Việt Nam, cảm thấy rất thích. Lần này, chúng tôi mới chỉ kịp thăm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mà chưa kịp thăm Đà Lạt, Mũi Né trong Nam, cũng chưa đi Hạ Long, Sa Pa ở ngoài Bắc…

Lần tới, tôi muốn về làm việc thiện nguyện bằng chuyên môn của mình- làm bác sĩ nha khoa cho trẻ em.

Chúng tôi nhất định sẽ quay trở lại Việt Nam”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luke Nguyễn: Món ăn Việt Nam là ngon nhất
Luke Nguyễn: Món ăn Việt Nam là ngon nhất

(VOV) - Luke Nguyễn: trở về Việt Nam, tôi khám phá và học thêm được nhiều món ăn Việt. Việc đó mang lại sự phấn khích, hào hứng cho tôi.

Luke Nguyễn: Món ăn Việt Nam là ngon nhất

Luke Nguyễn: Món ăn Việt Nam là ngon nhất

(VOV) - Luke Nguyễn: trở về Việt Nam, tôi khám phá và học thêm được nhiều món ăn Việt. Việc đó mang lại sự phấn khích, hào hứng cho tôi.

Dạy và học tiếng Việt chính quy ở Hoa Kỳ
Dạy và học tiếng Việt chính quy ở Hoa Kỳ

(VOV) - Chương trình giảng dạy tiếng Việt chính quy từ bậc tiểu học đến hết lớp 12 sắp được triển khai ở California, Hoa Kỳ.

Dạy và học tiếng Việt chính quy ở Hoa Kỳ

Dạy và học tiếng Việt chính quy ở Hoa Kỳ

(VOV) - Chương trình giảng dạy tiếng Việt chính quy từ bậc tiểu học đến hết lớp 12 sắp được triển khai ở California, Hoa Kỳ.

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt
Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

(VOV) - Cha mẹ là người Việt Nam và cả hai đều là dược sĩ nên dòng máu yêu khoa học đã ngấm vào nhà khoa học Mỹ Caroline Hatton ngay từ nhỏ

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

Nhà khoa học Mỹ: Cảm ơn vì cha mẹ là người Việt

(VOV) - Cha mẹ là người Việt Nam và cả hai đều là dược sĩ nên dòng máu yêu khoa học đã ngấm vào nhà khoa học Mỹ Caroline Hatton ngay từ nhỏ