CEO Mercedes muốn sa thải 1.100 quản lý, giữ lương nhằm giảm chi phí

VOV.VN - Mercedes đang có ý định thực hiện công cuộc "thắt lưng buộc bụng" sau khi phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính.

Mercedes đang phải vật lộn với những đợt triệu hồi xe, với tiền phạt vì sử dụng phần mềm động cơ diesel bất hợp pháp và với một thị trường toàn cầu đang chững lại. Việc này khiến hãng xe phải bắt tay thực hiện một chương trình "thắt lưng buộc bụng" và nếu được thực hiện sẽ cắt giảm 10% công việc quản lý (1.100 vị trí và giữ lương 300.000 nhân viên của hãng tại Đức).

Theo thông tin từ tờ nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức, công ty mẹ của Mercedes-Benz đã gửi email thông báo tới nhân viên bởi hội đồng làm việc của tập đoàn. Tin tức đã được xác nhận bởi Handelsblatt và hãng tin DPA của Đức.

CEO Mercedes muốn sa thải 1.100 vị trí quản lý, giữ lương 300.000 nhân viên và yêu cầu họ không được đòi tăng lương.

Mercedes từ chối xác nhận thông tin cắt giảm, việc sẽ được CEO Ola Kallenius công bố tại ngày thị trường vốn của công ty tại London (Anh) vào thứ Năm, theo tin tức được đưa. Kallenius cũng sẽ yêu cầu các công nhân Đức không yêu cầu tăng lương khi nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu, những đợt triệu hồi xe tốn kém và một khoản tiền phạt khổng lồ do chính quyền Đức áp dụng do gian lận trong kiểm tra khí thải.

Công ty đã phải chi 2,6 tỷ euro để trang trải chi phí liên quan đến động cơ diesel trong nửa đầu năm 2019 sau khi cơ quan quản lý KBA của Đức yêu cầu triệu hồi 60.000 mẫu GLK với tuyên bố các phương tiện này sử dụng phần mềm động cơ bất hợp pháp.

Tuy nhiên, họ đã từ chối chia sẻ chi tiết số tiền được phân bổ cho các vụ triệu hồi, nâng cấp, tiền phạt và các vụ kiện có thể xảy ra. Hơn nữa, họ đã chịu khoản lỗ ròng 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong Quý II năm 2019, khoản lỗ ba tháng đầu tiên của họ sau 10 năm.

Tuy nhiên, những tin tức này không được các nhân viên của hãng đón nhận - đặc biệt là yêu cầu đỉnh chỉ tăng lương. Chủ tịch hội đồng công trình chung và thành viên của ban giám sát Daimler, Michael Brecht, đã kiên quyết rằng những biện pháp cắt giảm đó sẽ không được chấp nhận.

“Yêu cầu này kích động cảm xúc và có độ khó hiểu cao”, ông Michael Brecht cho biết. Và dù thừa nhận rằng việc cắt giảm chi phí là không thể tránh khỏi, ông vẫn thấy các đề xuất của Kallenius không tương xứng với tình hình tài chính của công ty, vì thế ông sẽ từ chối vô điều kiện.

Kallenius và Brecht đã có cuộc hội đàm, nhưng không đi đến thỏa thuận. “Việc này giống như thời hiện tại, chưa bị tuyết đóng băng, nhưng nó đang ngày càng trở nên bão hơn và những đám mây đang trở nên tối hơn”, Brecht nhận xét./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng nghìn xe Mercedes vướng bê bối gian lận khí thải?
Hàng nghìn xe Mercedes vướng bê bối gian lận khí thải?

VOV.VN - Hàng nghìn xe của thương hiệu Mercedes-Benz đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì sử dụng phần mềm không hợp pháp nhằm xả khí thải vượt mức cho phép.

Hàng nghìn xe Mercedes vướng bê bối gian lận khí thải?

Hàng nghìn xe Mercedes vướng bê bối gian lận khí thải?

VOV.VN - Hàng nghìn xe của thương hiệu Mercedes-Benz đang phải đối mặt với cuộc điều tra vì sử dụng phần mềm không hợp pháp nhằm xả khí thải vượt mức cho phép.

Daimler đối diện án phạt 1,1 tỷ USD vì phần mềm gian lận khí thải
Daimler đối diện án phạt 1,1 tỷ USD vì phần mềm gian lận khí thải

VOV.VN - Theo giới chức trách Đức, Daimler có thể sẽ phải đối mặt với án phản khổng lồ lên tới 800 triệu đến 1 tỷ euro do các vi phạm khí thải.

Daimler đối diện án phạt 1,1 tỷ USD vì phần mềm gian lận khí thải

Daimler đối diện án phạt 1,1 tỷ USD vì phần mềm gian lận khí thải

VOV.VN - Theo giới chức trách Đức, Daimler có thể sẽ phải đối mặt với án phản khổng lồ lên tới 800 triệu đến 1 tỷ euro do các vi phạm khí thải.

Các hãng xe Đức dính bê bối thông đồng gian lận khí thải
Các hãng xe Đức dính bê bối thông đồng gian lận khí thải

Volkswagen, Daimler và BMW đối mặt cáo buộc bắt tay làm giả mức khí thải trong các bài thử nghiệm, mức phạt có thể lên tới hàng tỷ USD.

Các hãng xe Đức dính bê bối thông đồng gian lận khí thải

Các hãng xe Đức dính bê bối thông đồng gian lận khí thải

Volkswagen, Daimler và BMW đối mặt cáo buộc bắt tay làm giả mức khí thải trong các bài thử nghiệm, mức phạt có thể lên tới hàng tỷ USD.