Công nghiệp ô tô chờ khi nào tỏa sáng?

VOV.VN - Vướng mắc chính sách, tỷ lệ nội địa hóa thấp, khó khăn lựa chọn dòng xe chủ lực vẫn là bế tắc của công nghiệp ô tô.

Tiền lắp ráp hậu…nhập khẩu?

Qua gần 20 năm xây dựng, phát triển và gần 10 năm thực hiện quy hoạch, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn mới chỉ cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ô tô trong nước theo mục tiêu đề ra về mặt số lượng. Công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, mới đang phát triển ở mức độ lắp ráp.

Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), tỷ lệ nội địa hoá (NĐH) của ngành công nghiệp ô tô vẫn đạt thấp, đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con và 35 - 40% đối với xe tải nhẹ, hơn nữa hầu hết các dây chuyền lắp ráp xe trong nước cũng mới chỉ hoạt động đến 50% công suất.

Tỷ lệ nội địa hoá của ngành công nghiệp ô tô vẫn đạt thấp, khoảng 7 - 10% đối với xe con và 35 - 40% đối với xe tải nhẹ (Ảnh: VAMA)

Ông Quân cũng cho rằng, ngay cả với mục tiêu xe sản xuất lắp ráp trong nước có giá bán hợp lý, phù hợp với túi tiền người Việt Nam thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng vẫn chưa đạt được. Giá bán xe vẫn ở mức cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực, chất lượng xe mặc dù có cải tiến nhưng không bằng xe nhập khẩu. Điều này chưa hạn chế được tư tưởng chuộng xe ngoại ở một bộ phận người tiêu dùng (mặc dù giá cao hơn 20% so với xe cùng loại sản xuất - lắp ráp trong nước).

Theo lộ trình gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), từ nay đến năm 2018, mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc khu vực ASEAN sẽ giảm dần cho đến lúc chỉ còn 0%. Nếu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không kịp phát triển nhanh, các nhà sản xuất trong nước khó có thể theo kịp được với thị trường khu vực và rất dễ trở thành những nhà nhập khẩu.

Vướng, nhưng gỡ như thế nào?

Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, một số mục tiêu quan trọng chưa đạt được như kỳ vọng của ngành công nghiệp ô tô hiện nay là do các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đều chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ, vì vậy, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng ban hành chậm.

Trên thực tế, do thị trường ô tô nội địa còn quá nhỏ bé, việc đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô không hấp dẫn do khó mang lại hiệu quả. Cơ chế chính sách thuế, phí không ổn định, dàn trải, chưa thực sự tạo thành công cụ hữu hiệu để kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông trong nước còn yếu kém, chưa tạo điều kiện kích cầu cho ngành công nghiệp ô tô. Chính sách thuế, phí cao, không ổn định; đối với ô tô du lịch hiện đang áp dụng 3 loại thuế, 5 loại phí và lệ phí đã phần nào hạn chế sức mua ô tô.

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, xe ô tô sản xuất trong nước mặc dù không bị ảnh hưởng nhiều từ thuế nhập khẩu, song vẫn chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phân theo tiêu thực số lượng chỗ ngồi và dung tích xi lanh... theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, hầu hết các sản phẩm tiêu dùng ở Việt Nam đều áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

“Sản xuất loại xe nào, số lượng bao nhiêu, bao nhiêu xe xuất khẩu được, chi phí sản xuất kinh doanh như thế nào?.... đó là những vấn đề liên quan đến giá  thành, giá bán xe ô tô... chứ không đơn giản là thuế bao nhiêu cho một chiếc xe”, bà Cúc nói.

Muốn có một ngành công nghiệp ô tô phát triển, theo ông Lâm Chí Quang, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM), cần nâng cao tỷ lệ NĐH là một yêu cầu khách quan của bất cứ  quốc gia nào mong muốn có ngành sản xuất ô tô phát triển. Tỷ lệ NĐH cao sẽ tạo ra nhiều việc làm, tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ cao qua đó phát triển được nguồn nhân lực và nó góp phần giảm thâm hụt thương mại mậu dịch.

“Các nhà hoạch định chính sách cần định hình lại chính sách phát triển công nghiệp ô tô trong thời gian tới, nhất là các chính sách về thuế, phí để mở rộng dung lượng của thị trường, qua đó mới có điều kiện để nâng cao tỷ lệ NĐH - điểm then chốt để định hình công nghiệp ô tô đến năm 2018”, ông Quang cho biết.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải cho rằng, cần NĐH nhiều phương thức như tự sản xuất, mua của nhà sản xuất trong nước hay liên kết để sản xuất. Nếu NĐH giá cao sẽ mất đi mục đích quan trọng là giá thấp, chất lượng toàn cầu. Chính vì vậy, NĐH rất gian  nan, khó khăn nhưng cũng rất hấp dẫn.

Còn theo ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), chính sách vẫn là yếu tố chính tạo nên lực đẩy cho công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô phát triển.

“Doanh nghiệp trong nước không thể vươn ra nước ngoài ngay vì năng lực chưa đủ, trong khi đó việc liên kết giữa 2 khối nội và FDI lại chưa được chặt chẽ. Chính phủ phải có chính sách kết nối hai khối này, từ đó tăng được sản xuất linh kiện cung cấp cho toàn cầu”, ông Giám quả quyết.

Cũng theo ông Giám, từ nay đến năm 2018, cần giữ nguyên mức thuế cao (50%) đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, không giảm dần theo lộ trình cũ. Bên cạnh đó, cần tăng thuế suất thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện đối với các loại xe không đạt tỷ lệ NĐH 40%. Đối với dòng xe chủ lực sản xuất trong nước sẽ giảm 70% thuế tiêu thụ đặc biệt và 50-70% lệ phí trước bạ cho dòng xe này để kích thích tiêu dùng. Bên cạnh đó sẽ tăng dòng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe dưới 9 chỗ.

Góp ý kiến vào mục tiêu xây dựng Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 - Tầm nhìn đến 2030, ông Jesus Metelo Arias - Tổng giám đốc Ford Việt Nam, Chủ tịch VAMA nêu quan điểm, việc đầu tiên vẫn phải làm đó là xây dựng chính sách ổn định và có thể dự báo được. Kế đến là xây dựng các nhà cung ứng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Không nhà sản xuất ô tô nào tự sản xuất được toàn bộ linh kiện. Các hãng ô tô đều có nguồn cung ứng từ bên ngoài. Điều kiện để phát triển nhà cung ứng linh kiện là quy mô thị trường và chính sách hợp lý thu hút được nhà đầu tư vào thị trường”, Chủ tịch VAMA khẳng định.

Ông Nguyễn Mạnh Quân - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng cho rằng, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các doanh nghiệp khá nhiều nên muốn tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ô tô Việt  Nam thì cần xem xét và lựa chọ dòng xe chiến lược để tập trung phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức mua ôtô bất ngờ giảm trong tháng 7
Sức mua ôtô bất ngờ giảm trong tháng 7

Sau vài tháng tăng liên tiếp, sức mua ôtô lại có dấu hiệu sụt giảm.

Sức mua ôtô bất ngờ giảm trong tháng 7

Sức mua ôtô bất ngờ giảm trong tháng 7

Sau vài tháng tăng liên tiếp, sức mua ôtô lại có dấu hiệu sụt giảm.

Doanh số ô tô tăng 48% so với tháng 6/2012
Doanh số ô tô tăng 48% so với tháng 6/2012

(VOV) -Với việc giảm phí trước bạ tại các thành phố lớn, thị trường ô tô Việt Nam những tháng cuối năm đang hứa hẹn có thay đổi tích cực.

Doanh số ô tô tăng 48% so với tháng 6/2012

Doanh số ô tô tăng 48% so với tháng 6/2012

(VOV) -Với việc giảm phí trước bạ tại các thành phố lớn, thị trường ô tô Việt Nam những tháng cuối năm đang hứa hẹn có thay đổi tích cực.

Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng
Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng

VOV.VN - Các loại phương tiện này sẽ bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018 theo quyết định mới của Chính phủ.

Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng

Thu hồi ô tô, xe máy hết hạn sử dụng

VOV.VN - Các loại phương tiện này sẽ bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018 theo quyết định mới của Chính phủ.

Nhập gần 2.700 ô tô nguyên chiếc trong tháng 7
Nhập gần 2.700 ô tô nguyên chiếc trong tháng 7

VOV.VN - Lượng xe nhập khẩu giảm do nhu cầu trong nước thấp đi cùng với thuế suất mặt hàng này tăng lên.

Nhập gần 2.700 ô tô nguyên chiếc trong tháng 7

Nhập gần 2.700 ô tô nguyên chiếc trong tháng 7

VOV.VN - Lượng xe nhập khẩu giảm do nhu cầu trong nước thấp đi cùng với thuế suất mặt hàng này tăng lên.

Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ ôtô
Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ ôtô

(VOV) -Đề xuất được nhóm nghiên cứu Viện chiến lược chính sách công nghiệp thống nhất lựa chọn áp dụng cho xe dưới 10 chỗ

Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ ôtô

Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ ôtô

(VOV) -Đề xuất được nhóm nghiên cứu Viện chiến lược chính sách công nghiệp thống nhất lựa chọn áp dụng cho xe dưới 10 chỗ

Sẽ giảm 50 - 70% thuế, phí cho ô tô?
Sẽ giảm 50 - 70% thuế, phí cho ô tô?

(VOV) -Bộ Công Thương đã xây dựng các chính sách ưu đãi để thúc đẩy công nghiệp ô tô, đặc biệt là về các mức thuế.

Sẽ giảm 50 - 70% thuế, phí cho ô tô?

Sẽ giảm 50 - 70% thuế, phí cho ô tô?

(VOV) -Bộ Công Thương đã xây dựng các chính sách ưu đãi để thúc đẩy công nghiệp ô tô, đặc biệt là về các mức thuế.