Cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần lĩnh án 36 tháng tù treo

VOV.VN - Cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) - ông Nguyễn Ngọc Thuần vừa bị tuyên 36 tháng tù treo trong vụ án sai phạm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xảy ra tại huyện Gia Lâm.

Chiều 22/5, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với 7 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến sai phạm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xảy ra tại huyện Gia Lâm.

Trong số 7 bị cáo, ông Nguyễn Ngọc Thuần (SN 1963, cựu Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, cựu Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Gia Lâm) bị phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Người lĩnh án nặng nhất là bị cáo Hoàng Văn Thành (SN 1965, trú quận Long Biên, Hà Nội) với mức án 26 năm tù về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các bị cáo Lương Văn Thành (SN 1957, cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm) bị phạt 4 năm 6 tháng tù; Lý Duy Khoa (SN 1989, cựu cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm), Phan Thế Long (SN 1976, cán bộ địa chính) cùng lĩnh 4 năm tù.

Nguyễn Bá Hoán (SN 1973, cựu Phó bí thư, Chủ tịch HĐND thị trấn Trâu Qùy, Gia Lâm) lĩnh án 3 năm 6 tháng tù.

HĐXX nhận định: "Hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tài sản thuộc sở hữu của người khác, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quản lý Nhà nước". Theo bản án, sai phạm của các bị cáo còn làm mất an ninh trật tự, gây hoang mang trong dư luận xã hội tại địa phương.

Cáo trạng xác định, năm 2011, Hoàng Văn Thành và Ngô Thị Thanh Thủy (đã chết) góp tiền mua 9 thửa đất nông nghiệp, diện tích 5.233m2 ở tổ dân phố Cửu Việt, thị trấn Trâu Qùy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Do đây là đất nông nghiệp trồng lúa, không được phép chuyển nhượng cho người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên UBND huyện Gia Lâm có văn bản yêu cầu các bên hủy bỏ giao dịch.

Tuy nhiên, 9 hộ dân không trả lại tiền nên Thành và Thủy vẫn là người sử dụng khu đất trên. Năm 2011, Thành lập ra Công ty CP Kinh doanh tổng hợp – xây dựng và phát triển nhà Thành Đạt (gọi tắt là Công ty Thành Đạt) với mục đích xin lập dự án xây dựng nhà liền kề để bán đất.

Năm 2012, UBND huyện Gia Lâm chấp thuận chủ trương đồng ý cho Công ty Thành Đạt lập dự án tại diện tích đất trên. Đến năm 2015, 2016, Thành và Thủy nhờ người đứng tên nhận ủy quyền định đoạt 8/9 thửa đất trên. Đồng thời, nhóm của Thành xin tách thửa.

Tại cuộc họp ngày 7/6/2016, UBND huyện Gia Lâm có chủ trương cho phép chuyển hơn 5.100m2 đất nông nghiệp nằm xen kẹt trong khu dân cư tại tổ dân phố Cửu Việt và giao cho Phòng Tài nguyên và môi trường phối hợp với Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm giải quyết.

Hoàng Văn Thành sau đó thường xuyên đến UBND huyện Gia Lâm gặp Lương Văn Thành và Nguyễn Ngọc Thuần nhờ giải quyết. Trong vụ án này, Phan Thế Long – cán bộ UBND thị trấn Trâu Quỳ tiếp nhận 26 hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Bị cáo Long biết rõ khu đất này là của Thành và các thửa đất không phải là đất nông nghiệp nằm xen kẹt, nhưng vẫn báo cáo sai sự thật và hoàn thiện thủ tục niêm yết công khai, trình lãnh đạo UBND thị trấn Trâu Quỳ ký tờ trình gửi UBND huyện Gia Lâm, đề nghị cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sau đó, Long được Thủy bán rẻ cho thửa đất diện tích 175,7m2. Long đã bán lại thửa đất trên và lãi 50 triệu đồng.

Căn cứ kết quả thẩm định, đề xuất của Long, Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ khi đó là Nguyễn Bá Hoán đã ký xác nhận vào 26 hồ sơ. Ngày 29/8/2016, Chủ tịch thị trấn Trâu Quỳ ký tờ trình gửi UBND huyện Gia Lâm đề nghị cho phép 15 hộ dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ngày 22/2/2017, Nguyễn Bá Hoán tiếp tục ký tờ trình do Long soạn thảo gửi UBND huyện Gia Lâm đề nghị cho phép 14 hộ dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Theo cáo buộc, khi tiếp nhận hồ sơ, Lý Duy Khoa – cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm không kiểm tra, xem xét điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất. 

Còn Lương Văn Thành ký tờ trình đề nghị cho phép các hộ dân được chuyển mục đích sử dụng đất và giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Ngọc Thuần – khi đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm không kiểm tra hiện trạng đất, không chỉ đạo kiểm tra điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất.

Do tin tưởng cấp dưới, ông Thuần ký 26 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 26/29 thửa đất với diện tích hơn 3.400m2 và miễn giảm tiền sử dụng đất, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 20,4 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai lĩnh án tù treo
Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai lĩnh án tù treo

VOV.VN - Sai phạm trong mua sắm phần mềm công nghệ thông tin, ông Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc và Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, đã phải lĩnh án tù.

Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai lĩnh án tù treo

Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai lĩnh án tù treo

VOV.VN - Sai phạm trong mua sắm phần mềm công nghệ thông tin, ông Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc và Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, đã phải lĩnh án tù.

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhận mức án 3 năm tù treo
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhận mức án 3 năm tù treo

VOV.VN - Khi đương chức, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Đỗ Duy Vinh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên đã làm các thủ tục cho Công ty Pymepharco chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền hơn 10 tỷ đồng. 

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhận mức án 3 năm tù treo

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhận mức án 3 năm tù treo

VOV.VN - Khi đương chức, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và Đỗ Duy Vinh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên đã làm các thủ tục cho Công ty Pymepharco chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền hơn 10 tỷ đồng. 

Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo
Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo

VOV.VN - Trong 54 bị cáo hầu toà vụ "chuyến bay giải cứu", VKS đề nghị mức án cao nhất là tử hình với Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, mức án thấp nhất với Đào Thị Chung Thúy từ 12-18 tháng tù treo.

Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo

Đề nghị mức án vụ “chuyến bay giải cứu”: Cao nhất tử hình, thấp nhất án treo

VOV.VN - Trong 54 bị cáo hầu toà vụ "chuyến bay giải cứu", VKS đề nghị mức án cao nhất là tử hình với Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, mức án thấp nhất với Đào Thị Chung Thúy từ 12-18 tháng tù treo.