Lao đao chốn pháp đình

VOV.VN -Cách nhận định, đánh giá khác nhau của các “quan tòa” là điển hình về những câu chuyện khiến quan hệ trên dưới bị đảo lộn

Những vụ tranh chấp dân sự đầy phức tạp như những câu chuyện dưới đây là điển hình về sự rắc rối, phức tạp trong các quy trình tố tụng cũng như cách nhận định, đánh giá khác nhau của các “quan tòa”; là điển hình về những câu chuyện buồn khiến quan hệ gia đình, anh em, trên dưới bị đảo lộn, đạo đức và tình yêu thương mãi mãi không còn lành lặn như xưa.

Tranh chấp dân sự phức tạp cùng cách nhận đinh của quan tòa khiến quan hệ trên dưới bị đảo lộn

Mất nhà, mất tình mẫu tử vì con trai kiện mẹ

Đã hơn 10 năm nay, người phụ nữ gần 80 tuổi - Hoàng Thị Nữ ăn không ngon, ngủ không yên, than thân trách phận bởi nỗi bất hạnh mà ông trời bắt bà gánh chịu. Ở thành phố Hà Giang yên bình, bé nhỏ này, hầu như nhà nào cũng biết vụ án nổi tiếng “con trai kiện mẹ đòi nhà” suốt nhiều năm qua.

Day dứt, đớn đau, giằng xé, bởi bản án “tình ngay mà lý gian”, bởi đứa con trai mà bà dứt ruột đẻ ra là Trần Phương Nam đã lợi dụng bà không biết chữ đứng ra làm giấy tờ nhà đất, lừa bà điểm chỉ, lừa hàng xóm xác nhận để vay tiền ngân hàng… Rồi lại tranh chấp bằng được ngôi nhà mà bà và em trai cùng mẹ khác cha của Nam là Lâm Tấn Đông đang ở, mặc dù anh ta đã có nhà riêng tại thành phố.

Sau 5 lần xét xử trong suốt 6-7 năm trời, tòa án công nhận cho Nam thắng kiện. Trong hai căn nhà ở thành phố Hà Giang (là do công sức của cả nhà làm nên), Nam được một căn, căn nhà còn lại Nam cho rằng mình đã bỏ ra một nửa số tiền để mua và sửa chữa chung với mẹ, được cấp “sổ đỏ” mang tên bà Nữ. Nhưng vì bà Nữ đã cho tặng anh Đông, thì nay Đông phải trả tiền cho Nam giá trị nửa căn nhà.

Anh Đông thì khẳng định, khi còn lao động ở nước ngoài, anh đã nhiều lần gửi tiền về để nhờ Nam mua nhà, đất. Sự việc chắc chắn có thật, nhưng khi xảy ra tranh chấp, anh Đông không có giấy tờ gì chứng minh rằng Nam đã nhận tiền của mình, vì lúc bình thường có ai bắt anh trai mình phải viết giấy biên nhận đâu. Nhưng khi đưa nhau ra tòa, các bên chỉ nói chuyện với nhau bằng lý lẽ, bằng chứng và giấy tờ hợp pháp.

“Tình ngay lý gian”, bà Nữ và anh Đông thua kiện, mất nhà, mất luôn cả tình mẫu tử, tình anh em, phải chấp nhận thi hành án, nếu không bà và anh Đông không có nhà ở. Dẫu xót xa, thương cảm với bà Nữ, nhưng hàng xóm chỉ biết thở dài!

Vụ án 10 năm, 10 người chết, 10 lần xử vẫn chưa xong

Một vụ tranh chấp nhà đất giữa hai chị em con chú, con bác ruột khởi kiện ra tòa cách đây hơn 10 năm mà vẫn chưa xong: Bà Nguyễn Thị Gái (hiện ở Hà Nội) và ông Nguyễn Văn Tị (đã chết gần hai năm nay). Theo các bản án, ngôi nhà lợp ra trên diện tích hơn một sào tại xóm 8, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) là nguồn gốc của bố mẹ bà Gái được gia đình ông Tị sử dụng từ năm 1965, được cấp “sổ đỏ” năm 1994.

Ông Tị cho rằng, ông đã mua lại của mẹ bà Gái khi cụ đi khai hoang ở miền ngược có giấy tờ viết tay nhưng lũ lụt đã làm mất hết. Còn phía bà Gái lại khẳng định, ông Tị chỉ được ở nhờ, phải trả lại bà. Không ai chịu ai, bà Gái kiện ông Tị ra tòa, khiến cuộc tranh chấp kéo dài qua 10 lần xét xử, tốn biết bao công sức, thời gian, tiền bạc.

Từ phiên tòa đầu tiên năm 2006, có 5 lần tòa trực tiếp hoặc gián tiếp bác đơn kiện của bà Gái và thừa nhận việc sử dụng đất của ông Tị là đúng; chỉ có hai lần tòa đồng ý chia một phần ba đất cho bà, còn lại là những lần hủy án vì vi phạm tố tụng.

Khi còn sống, ông Tị ủy quyền cho em ruột là Nguyễn Văn Thiển, một cán bộ nghỉ hưu để thay anh hầu kiện suốt chục năm trời, lúc “về với tổ tiên”, các con ông Tị lại tiếp tục ủy quyền cho ông Thiển “quyết tâm bảo vệ sự thật đến cùng”. Còn bà Gái do tuổi già trên 80 đã ủy quyền cho con là Trần Văn Thanh (một luật sư thuộc đoàn Luật sư Hà Nội) tiếp tục theo kiện, đòi lại phần nhà đất mà cậu mợ và các em sử dụng hơn bốn chục năm qua.

Trong vụ án kéo dài hơn 10 năm với 10 lần xét xử này, cả thảy có 10 người liên quan (kể cả bị đơn là ông Tị đã chết). Vụ án được xử nhiều đến nỗi Tòa án huyện Văn Giang không còn đủ thẩm phán để ngồi ghế tố tụng. Tòa dân sự tỉnh Hưng Yên cũng hết cán bộ, đành phải giao cho thẩm phán ở các Tòa chuyên trách khác lên “công đường”.

Con số 10 thường là số đẹp nhất trong cuộc sống, nhưng với vụ tranh chấp dân sự này, là một kết cục buồn: Tình ruột thịt không còn, người chết vẫn cứ bị kiện, người còn sống đã già yếu, chẳng còn thiết thứ gì, phần đất tranh chấp đến nay đã được các con ông Tị xây dựng nhà kiên cố, khang trang.

Hơn một thập kỷ qua, ở xã Xuân Quan (Văn Giang) hầu như ai cũng biết về vụ tranh chấp bà Gái với ông Tị. Họ phán đoán rằng, nếu với cách xử án “được – thua, bất nhất” như vụ án này, thì vô hình trung đã “tạo tiền lệ cho những người đi xa lâu năm, về quê đòi đất.

Vụ kiện vắt qua hai thế kỷ vẫn… chưa rõ lối đi

Nhiều người ở Hà Nội vẫn chưa quên nghịch cảnh, gia đình bà Trần Thị Chiu ở tổ 18, phường Thanh Lương phải bắc thang đi nhờ ngõ hàng xóm để đưa lễ dạm hỏi con gái vào nhà, vì lối đi đã bị chiếm dụng.

Cách đây 25 năm, cán bộ chính quyền đến nhà bà Chiu yêu cầu giao vườn, ao để họ “xây khách sạn Hoàn Kiếm” mà chẳng có giấy tờ gì. Tin lời cán bộ, gia đình bà bàn giao vườn tược, ao rau muống, nhưng đợi mãi không thấy “khách sạn Hoàn Kiếm” đâu, còn phần đất của bà lại được san nền, phân lô, rồi chia cho mấy cán bộ của Công ty Du lịch Hà Nội.

Sinh nghi, bà ra phường hỏi, cán bộ phường bối rối, ậm ừ. Bà lại lên quận, kết quả vẫn thế.

Biết mình mắc lừa, bà Chiu đâm đơn khởi kiện ra tòa án. Bà thua kiện ở cả cấp sơ thẩm (1996) và phúc thẩm (1997). Chẳng những không đòi được đất mà bà còn bị mất thêm cả phần ngõ đi từ đường cái vào nhà, vì tòa tuyên rằng, cán bộ Công ty du lịch Hà Nội không chiếm đất của ai, chỉ có gia đình bà Chiu chiếm đất người khác. Thế là người ta tổ chức thi hành án, lấy luôn cả ngõ đi nhà bà, tiến hành xây dựng, xin sổ đỏ cấp tốc và mua đi, bán lại cũng cấp tốc.

Và câu chuyện bắc thang qua tường rào đưa lễ ăn hỏi vào sân, lách người qua hẻm nhỏ 30 cm để vào nhà đã trở thành hiện tượng “kỳ cục” nhất Hà Nội giữa thanh thiên bạch nhật suốt nhiều năm.

Quyết không chịu bất công, bà Chiu lặn lội khắp các cơ quan công quyền của Hà Nội và Trung ương để khiếu kiện hết năm này qua năm khác. Đến đâu bà cũng nhẫn nại chờ đợi, nuốt nước mắt vào trong để trình bày nỗi thống khổ của mình với cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Mãi 11 năm sau, tháng 11/2008, Tòa án tối cao mới có quyết định kháng nghị tái thẩm, hủy hai bản án vô lý trước đó, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Hà Nội xét xử lại.

Tưởng như công lý đã gần tới tầm tay, sau thời gian dài chờ xác minh bổ sung tài liệu, phải mất thêm 5 năm nữa kể từ bản án tái thẩm, Tòa án Hà Nội mới mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lại vào tháng 5/2013.

Nhưng lại thêm một lần thất vọng, Tòa án Hà Nội cũng chỉ lấp lửng “tạm giao” cho gia đình bà Chiu phần ngõ đi ra đường mà ai đó đã lợi dụng danh nghĩa nhà nước, chiếm dụng suốt 25 năm qua.

Tiếp tục kháng cáo, bà Chiu thở dài ngao ngán: “Hơn 20 năm ăn chực nằm chờ, đi lại hàng nghìn cây số, vài chục kilogam đơn rải khắp nơi mà công bằng vẫn quá xa xôi. Mong các vị quan tòa trong phiên phúc thẩm sắp tới hãy thấu hiểu nỗi khổ của gia đình tôi”.

Dân gian có câu “vô phúc đáo tụng đình”, quả không sai!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi tố, bắt tạm giam Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
Khởi tố, bắt tạm giam Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

Chi cục trưởng và Chi cục phó Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bị khởi tố cùng về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Khởi tố, bắt tạm giam Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

Khởi tố, bắt tạm giam Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự

Chi cục trưởng và Chi cục phó Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bị khởi tố cùng về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Năm 2010: Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật Thi hành án dân sự
Năm 2010: Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật Thi hành án dân sự

Chiều 12/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị chuyên đề triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Bắc.  

Năm 2010: Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật Thi hành án dân sự

Năm 2010: Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật Thi hành án dân sự

Chiều 12/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị chuyên đề triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Bắc.  

Triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Nam
Triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Nam

Năm 2009, kết quả thi hành án dân sự đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, với gần 354.000 việc đã thi hành xong, đạt hơn 81% số việc có điều kiện thi hành và số tiền thi hành xong hơn 6.600 tỷ đồng, đạt 70,5%.

Triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Nam

Triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Nam

Năm 2009, kết quả thi hành án dân sự đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, với gần 354.000 việc đã thi hành xong, đạt hơn 81% số việc có điều kiện thi hành và số tiền thi hành xong hơn 6.600 tỷ đồng, đạt 70,5%.

Xem xét xử lý Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Kiên Giang
Xem xét xử lý Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Kiên Giang

Ông Huỳnh Văn Tam, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang sẽ bị xem xét xử lý cả về Đảng và chính quyền.

Xem xét xử lý Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Kiên Giang

Xem xét xử lý Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Kiên Giang

Ông Huỳnh Văn Tam, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang sẽ bị xem xét xử lý cả về Đảng và chính quyền.

Đề nghị kỷ luật Cục trưởng Thi hành án dân sự Tây Ninh
Đề nghị kỷ luật Cục trưởng Thi hành án dân sự Tây Ninh

Ông Hóa đã tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm chức danh công chức không đúng quy định.

Đề nghị kỷ luật Cục trưởng Thi hành án dân sự Tây Ninh

Đề nghị kỷ luật Cục trưởng Thi hành án dân sự Tây Ninh

Ông Hóa đã tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm chức danh công chức không đúng quy định.