Quảng Ninh khai Hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2019

VOV.VN - Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Phù Trần tả tướng quân Lê Bá Đức - người đã có công phù nhà Trần đánh giặc tại Ba Chẽ vào thế kỷ XIII.

Sáng nay (7/4), tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) khai hội Miếu Ông - Miếu Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Phù Trần tả tướng quân Lê Bá Đức - người đã có công phù nhà Trần đánh giặc tại Ba Chẽ vào thế kỷ XIII và Mẫu Thượng Ngàn, tương truyền có công dạy người dân miền núi trồng lúa nương, làm ruộng bậc thang.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Đức thánh Phù Trần tả tướng quân Lê Bá Đức - người đã có công phù nhà Trần đánh gặc tại Ba Chẽ vào thế kỷ XIII.

Mở đầu lễ hội là Lễ rước nước từ sông Ba Chẽ về để "tắm tượng", tiếp đó là lễ rước bài vị Tả tướng quân Lê Bá Đức thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và truyền dạy nghề nông cho nhân dân.

Chị Nguyễn Thị Luyến, người dân thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh nói: “Tại lễ hội ai cũng vui. Đến dự lễ hội, người dân cảm thấy rất tự hào. Tôi cũng mong rằng các lễ hội nói chung và lễ hội ở huyện Ba Chẽ nói riêng được duy trì mãi mãi”.

Sau các nghi lễ cúng tế truyền thống là màn biểu diễn trống hội âm vang hào khí cha ông trong hành trình dựng nước, giữ nước và nhiều trò chơi dân gian thu hút người dân và du khách như: chèo thuyền, đi cầu khỉ, kéo co….

Lễ rước bài vị Tả tướng quân Lê Bá Đức thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương tham gia.

Cũng tại Lễ hội có nhiều gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP của địa phương cũng như quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, trải nghiệm dành cho du khách đến với huyện miền núi Ba Chẽ của tỉnh Quảng Ninh.

Ông Nguyễn Công Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Ba Chẽ, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: “Thông qua lễ hội, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư hỗ trợ để phát triển hơn các sản vật của địa phương. Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội còn nhằm giáo dục ý thức của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng như phát huy các tiềm lực, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là các nét văn hóa của người dân tộc bản địa”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên