Sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài

VOV.VN - Sáng 26/10, Ủy ban nhân dân TPHCM và UBND tỉnh Tây Ninh ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM-Mộc Bài.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài toàn tuyến 53,5 km, điểm đầu giao với đường vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn -TP.HCM và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22, khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Công trình được chia thành 2 phân đoạn: TP.HCM - Trảng Bàng dài 33 km và Trảng Bàng - Mộc Bài dài 20,5 km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 10.700 tỉ đồng theo hình thức đối tác công – tư, trong đó, phần vốn tham gia của nhà đầu tư chiếm khoảng 51%.

Khi hoàn thành, dự án không chỉ giải quyết bài toán giao thông cho tỉnh Tây Ninh và TP.HCM mà còn tháo nút thắt giao thông cho vùng ĐBSCL và thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội toàn vùng.

Cao tốc TPHCM-Mộc Bài sẽ tạo thành mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và mở cửa ngõ ra vào TP HCM.

Hiện dự án đã được phê duyệt kế hoạch tiền khả thi. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng sẽ được triển khai vào năm 2021. Nếu mọi việc thuận lợi, dự án được triển khai từ cuối năm 2021 và hoàn thành vào 2025 để chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam.

Tại lễ ký kết, lãnh đạo UBND TPHCM và tỉnh Tây Ninh cũng cam kết thực hiện tốt các nội dung được giao, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng để dự án về đích đúng hẹn.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết: “Kế hoạch cũng đã xác định rõ nội dung, lộ trình mà hai bên thực hiện. Việc triển khai đồng bộ giữa 2 địa phương sẽ giúp dự án nhanh hơn. TP. HCM và Tây Ninh cũng thống nhất thành lập một ban chỉ đạo để chủ động trong phối hợp, bố trí nguồn lực, xây dựng dự án và khai thác quỹ đất hiệu quả. Năm 2025, chúng ta sẽ có một dự án, một công trình tốt để chào mừng 50 năm ngày miền Nam giải phóng thống nhất đất nước”.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đã được lên kế hoạch từ lâu nhưng vẫn chưa thể triển khai vì nhiều lý do.

Những năm gần đây, Quốc lộ 22 nối TP.HCM với Tây Ninh luôn rơi vào tình trạng quá tải và dự kiến lưu lượng phương tiện qua đây sẽ tăng lên. Trước tình hình trên, TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho thẩm quyền tổ chức triển khai dự án, đồng thời phối hợp với Tây Ninh bỏ kinh phí giải phóng mặt bằng. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị này và giao 2 địa phương triển khai dự án theo đúng quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không chỉ định thầu nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam
Không chỉ định thầu nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam

VOV.VN - Trong trường hợp giả định không có nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ báo cáo Thường vụ Quốc hội chuyển sang đầu tư công chứ không chỉ định nhà đầu tư.

Không chỉ định thầu nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam

Không chỉ định thầu nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam

VOV.VN - Trong trường hợp giả định không có nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ báo cáo Thường vụ Quốc hội chuyển sang đầu tư công chứ không chỉ định nhà đầu tư.

Đầu bài mới với nhà đầu tư nội cho dự án cao tốc Bắc – Nam
Đầu bài mới với nhà đầu tư nội cho dự án cao tốc Bắc – Nam

VOV.VN - Bài toán về huy động vốn, cơ chế cho việc thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam đang được đặt ra với cơ quan quản lý Nhà nước, để đảm bảo tính khả thi.

Đầu bài mới với nhà đầu tư nội cho dự án cao tốc Bắc – Nam

Đầu bài mới với nhà đầu tư nội cho dự án cao tốc Bắc – Nam

VOV.VN - Bài toán về huy động vốn, cơ chế cho việc thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam đang được đặt ra với cơ quan quản lý Nhà nước, để đảm bảo tính khả thi.

Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

VOV.VN - Sáng nay, 27/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc triển khai Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. 

Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

VOV.VN - Sáng nay, 27/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra việc triển khai Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận.